Chi phí hóa chất

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đánh giá hiệu quả chi phí hệ thống xử lý nước thải công ty cổ phần thủy sản cần thơ (ntsf) (Trang 68 - 70)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

4.2.2.2. Chi phí hóa chất

Hóa chất là thành phần quan trọng trong q trình xử lý. Hệ thống xử lý nước thải của công ty sử dụng phương pháp kết hợp giữa cơ học, lý hóa và sinh học nên cần sử dụng hóa chất ở một số quá trình xử lý, chủ yếu là sử dụng Chlorine để khử trùng, chất tạo bơng PAC trong q trình keo tụ, tạo bơng và Polimer Cation cần cho sự hỗ trợ lắng. Tuy nhiên, giá hóa chất thường cao dẫn đến làm tăng chi phí xử lý, vì vậy trong q trình xử lý cần phải sử dụng hóa chất đúng loại và đúng liều lượng.

Khối lượng hóa chất tiêu tốn hết trong quá trình vận hành của hệ thống trung bình một tháng trong quý 4 năm 2012 là: (nguồn: Hồ sơ xác nhận hồn thành các cơng trình BVMT của cơng ty cổ phần thủy sản Cần Thơ)

Chlorine: 208,83 kg Chất tạo bông: 939,95 kg Polimer cation: 41,82 kg

Sau đây là bảng 12 thể hiện liều lượng và giá thành hóa chất mà cơng ty đã sử dụng trong quá trình xử lý 39.000 m3 nước thải hàng tháng trong quý 4 năm 2012.

GVHD: TS. Phạm Lê Thông SVTH: Nguyễn Ngọc Bảo Trân

69

Bảng 12: CHI PHÍ HĨA CHẤT DÙNG ĐỂ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRUNG BÌNH MỘT THÁNG TRONG QUÝ 4 NĂM 2012

STT Tên hóa chất Liều lượng sử dụng trong 1 tháng (kg) Giá thành (đồng/kg) Giá tiền (đồng) 1 Chlorine 208,83 56.000 11.694.480

2 Chất tạo bông PAC 939,95 7.600 7.143.620

3 Polimer 41,82 90.000 3.763.800

Tổng chi phí trong tháng 22.601.900

Chi phí hóa chất trên 1m3 nước thải 580

(Nguồn: tổng hợp)

Bảng 12 cho thấy số tiền mà cơng ty bỏ ra để sử dụng hóa chất trong một tháng là rất lớn, lên tới 22.601.900 đồng, tương đương 580 đồng/m3

nước thải. Liều lượng và giá thành của các loại hóa chất được sử dụng khơng giống nhau, vì thế chi phí cho mỗi loại hóa chất cũng khác nhau nhiều. Chi phí cho loại hóa chất được sử dụng nhiều nhất là chất tạo bông PAC với 7.143.620 đồng, chiếm 31,61% tổng chi phí hóa chất. Tiếp đến sử dụng cao nhất là Chlorine với 11.694.480 đồng, chiếm 51,74%, tuy Chlorine được sử dụng với liều lượng thấp hơn chất tạo bơng PAC nhưng lại có giá thành cao hơn gấp 7 lần so với giá thành của PAC nên chi phí để sử dụng Chlorine chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý trong một tháng. Hai loại hóa chất này được sử dụng nhiều là để trung hòa pH và keo tụ tạo bơng. Polimer là hóa chất được sử dụng với liều lượng ít nhất vì dùng nhiều sẽ có thể làm phản tác dụng của Polimer và HTXLNT của công ty dùng phương pháp lắng cưỡng bức nên cũng không cần sử dụng nhiều loại hóa chất này, nhưng do giá thành của hóa chất này cao nhất so với 2 loại hóa chất trên là đến 90.000 đồng/kg, vì vậy chi phí cho hóa chất này lên đến 3.763.800 đồng, chiếm 16,65% tổng chi phí hóa chất. Do đặc tính của các hóa chất nên trong q trình xử lý cần phải lưu ý một số điểm như sau: PAC có hiệu quả rất mạnh ở liều lượng thấp, nếu như cho quá nhiều PAC vào nước sẽ làm cho các hạt keo tan ra, Polimer nếu dùng đúng liều

GVHD: TS. Phạm Lê Thông SVTH: Nguyễn Ngọc Bảo Trân

70

lượng thì sẽ làm giảm đáng kể nồng độ COD nhưng nếu áp dụng khơng đúng thì sẽ làm cho COD tăng lên. Vì vậy, việc sử dụng đúng liều lượng các loại hóa chất này cũng sẽ góp phần làm giảm chi phí cho hệ thống và duy trì tính hiệu quả của hệ thống xử lý.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đánh giá hiệu quả chi phí hệ thống xử lý nước thải công ty cổ phần thủy sản cần thơ (ntsf) (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)