CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
4.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ VÀ HIỆU QUẢ CHI PHÍ CỦA HỆ
4.3.5 Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải
Để đánh giá hiệu quả về mặt chi phí của hệ thống xử lý nước thải của công ty cổ phần thủy sản Cần Thơ, ta tiến hành so sánh với HTXLNT tiêu biểu của ngành CBTS mà Tổng Cục Mơi Trường khuyến khích áp dụng trong Sổ tay tài liệu kỹ thuật do Tổng Cục Mơi Trường ban hành và có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2011. Trong tổng số 120 nhà máy CBTS trong cả nước được chọn ra khảo sát tiến hành đánh giá thì có 3 nhà máy được đánh giá là có cơng nghệ xử lý nước thải phù hợp. Theo Sổ tay tài liệu kỹ thuật để đảm bảo tính khách quan nên tên các nhà máy thủy sản được mã hóa thành nhà máy CBTS 1, nhà máy CBTS 2 và nhà máy CBTS 3. Trong 3 hệ thống xử lý được khuyến khích áp dụng thì nhà máy CBTS 1 và nhà máy CBTS 2 có điều kiện tương đương với cơng ty cổ phần thủy sản Cần Thơ như là: nguồn thải của 2 nhà máy có chứa các thành phần ô nhiễm tương đồng công ty, lưu lượng thải hàng tháng tương đương nhau và nước
GVHD: TS. Phạm Lê Thông SVTH: Nguyễn Ngọc Bảo Trân
88
thải đầu ra đều đạt chuẩn loại A theo QCVN 11: 2008/BTNMT. Sau đây là thông tin về nhà máy CBTS 1.
Thông tin chung về nhà máy:
+ Sản phẩm: Cá tra fillet đông lạnh. + Công suất 180 tấn nguyên liệu/ngày.
+ Hệ thống xử lý nước thải có cơng suất thiết kế 3.600 m3/ngày, hệ thống sử dụng phương pháp kết hợp cơ học, lý hóa và sinh học để xử lý nước thải. Nồng độ các chất ô nhiễm sau khi đã xử lý phải đạt loại A - QCVN 11: 2008.
+ Lưu lượng thải thực tế của nhà máy CBTS 1 là 1.500 m3/ngày tương đương 45.000 m3
/ tháng.
+ Thời gian đi vào hoạt động là tháng 10 năm 2008.
Trước hết ta xem xét khả năng xử lý nước thải của nhà máy CBTS 1 thông qua nồng độ các chất ô nhiễm đã qua xử lý của hệ thống xử lý nước thải.
Bảng 19: THÀNH PHẦN NƯỚC THẢI ĐẦU VÀO, ĐẦU RA VÀ HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY CBTS 1
Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ đầu vào Nồng độ đầu ra Hiệu quả xử lý (%) QCVN 11:2008 cột A pH - 7,0 – 7,1 7,6 – 7,7 - 6 – 9 SS mg/l 742 - 759 4 - 5 99 50 COD mg/l 1.960- 2.320 20-32 99 50 BOD5 mg/l 1.803-2.158 11-27 99 30 Tổng Nitơ mg/l 520 15,6 97 30 Tổng photpho mg/l 23-41 4-10 65-87 - Coliforms MPN/100ml 6.105-1,2.106 360-2.900 99 3.000 Dầu mỡ động vật mg/l 66,7 10 85 10 Clo dư mg/l 0,01-0,02 0,05-0,5 - 1
GVHD: TS. Phạm Lê Thông SVTH: Nguyễn Ngọc Bảo Trân
89 Sau đây là thông tin về nhà máy CBTS 2:
+ Sản phẩm: Cá tra, cá basa fillet và cá basa nguyên con. + Công suất 70 tấn nguyên liệu/ngày.
+ Hệ thống xử lý nước thải có cơng suất thiết kế 1.200 m3/ngày, hệ thống sử dụng phương pháp kết hợp cơ học, lý hóa và sinh học để xử lý nước thải. Nồng độ các chất ô nhiễm sau khi đã xử lý phải đạt loại A - QCVN 11: 2008.
+ Lưu lượng thải thực tế của nhà máy CBTS 2 là 1.000 m3/ngày tương đương 30.000 m3/ tháng.
+Thời gian đi vào hoạt động là tháng 07 năm 2009.
Trước hết ta xem xét khả năng xử lý nước thải của HTXLNT nhà máy CBTS 2:
Bảng 20: THÀNH PHẦN NƯỚC THẢI ĐẦU VÀO, ĐẦU RA VÀ HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY CBTS 2
Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ đầu vào Nồng độ đầu ra Hiệu quả xử lý (%) QCVN 11:2008 cột A pH - 7,0 – 7,1 7,6 – 7,7 - 6 – 9 SS mg/l 456 - 494 4 - 8 98-99 50 COD mg/l 1.600- 1.775 20-32 98-99 50 BOD5 mg/l 1.491-1.728 11-27 99 30 Tổng Nitơ mg/l 119 15,5 87 30 Tổng Photpho mg/l 27,5-35,9 3-10 64-94 - Coliforms MPN/100ml 1,5.106-2,4.106 360-2.900 99 3.000 Dầu mỡ động vật mg/l 66,7 10 85 10 Clo dư mg/l 0,01 0,07 - 1
GVHD: TS. Phạm Lê Thông SVTH: Nguyễn Ngọc Bảo Trân
90
Qua bảng 19 và bảng 20 có thể thấy nồng độ các chất ô nhiễm của nhà máy CBTS 1 và nhà máy CBTS 2 sau khi được xử lý đều đạt loại A - QCVN 11: 2008/BTNMT, điều này cho thấy hệ thống xử lý nước thải của nhà máy CBTS 1 và nhà máy CBTS 2 có hiệu quả hoạt động rất cao. Đặc biệt với 2 chỉ tiêu là SS và COD thì HTXLNT của cả 2 nhà máy đều xử lý đạt nồng độ trong nước thải đầu ra tương đương nhau và đều đạt hiệu quả xử lý khoảng 99%. Điều đó giúp 2 nhà máy giảm được phí bảo vệ mơi trường hàng q rất lớn.
Do hạn chế về số liệu thu thập của 2 nhà máy CBTS 1 và CBTS 2 từ Sổ tay tài liệu kỹ thuật cung cấp nên đề tài chỉ tiến hành so sánh chi phí vận hành của công ty cổ phần thủy sản Cần Thơ và 2 nhà máy chế biến thủy sản CBTS 1 và CBTS 2. Bảng 21 sau đây thể hiện tổng hợp chi phí vận hành của cơng ty cổ phần thủy sản Cần Thơ và 2 nhà máy.
Bảng 21: TỔNG HỢP CHÍ PHÍ VẬN HÀNH HTXLNT CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CẦN THƠ, NHÀ MÁY CBTS 1
VÀ NHÀ MÁY CBTS 2
Khoản mục
Công ty cổ phần
thủy sản Cần Thơ Nhà máy CBTS 1 Nhà máy CBTS 2 Đồng/tháng Đồng/m3 Đồng/tháng Đồng/m3 Đồng/tháng Đồng/m3 Chi phí điện 54.570.168 1.400 124.740.000 2.772 22.815.200 761 Chi phí hóa chất 22.601.900 580 23.115.000 514 16.264.800 542 Chi phí nhân công 6.600.000 169 14.145.000 314 21.820.000 727 Tổng 83.772.068 2.149 162.000.000 3.600 60.900.000 2.030 (Nguồn: tổng hợp)
Qua kết quả của bảng 21, có thể thấy chi phí hàng tháng của cơng ty cổ phần thủy sản Cần Thơ thấp hơn nhà máy CBTS 1 nhưng lại cao hơn nhà máy CBTS 2. Tổng chi phí vận hành của nhà máy CBTS 1 là 162.000.000
GVHD: TS. Phạm Lê Thông SVTH: Nguyễn Ngọc Bảo Trân
91
đồng/tháng, gần gấp 2 lần chi phí vận hành của công ty cổ phần thủy sản Cần Thơ là 83.772.068 đồng/tháng. Cịn chi phí vận hành của nhà máy CBTS 2 tuy có thấp hơn cơng ty nhưng khơng nhiều. Cụ thể từng loại chi phí: về chi phí điện nhà máy CBTS 1 sử dụng các máy bơm có cơng suất cao để vận chuyển nước thải của các bể và nhiều thiết bị điện hơn với HTXLNT của công ty cổ phần thủy sản Cần Thơ, ngoài ra do lượng nước thải phải xử lý của nhà máy CBTS 1 (45.000m3/tháng) nhiều hơn so với công ty cổ phần thủy sản Cần Thơ (39.000m3/tháng) nên lượng điện năng tiêu thụ nhiều hơn. Đối với nhà máy CBTS 2 (30.000m3/tháng) do sử dụng phương pháp tự chảy để vận chuyển nước thải giữa các bể nên tiết kiệm được rất nhiều chi phí điện, nhà máy CBTS 2 chỉ phải chi 22.815.200 đồng/tháng cho chi phí điện thấp hơn so với công ty cổ phần thủy sản Cần Thơ khoảng 2,5 lần.
Đối với chi phí hóa chất thì chênh lệch hàng tháng giữa công ty cổ phần thủy sản Cần Thơ với 2 nhà máy là không nhiều, do đều sử dụng phương pháp kết hợp cơ học, lý hóa và sinh học trong quá trình xử lý nước thải, sự chênh lệch chủ yếu là do thành phần hóa chất mà cả 3 cơ sở chế biến thủy sản sử dụng để xử lý nước thải khác nhau, cụ thể hóa chất mà 2 nhà máy sử dụng là chất trợ keo tụ Polimer, hóa chất keo tụ ph n nhơm sunphat, hóa chất khử trùng là nước Javen và có sự khác biệt về lưu lượng nước thải dẫn đến có sự khác biệt về chi phí hóa chất.
Về nhân cơng thì có sự khác biệt khá rõ rệt do 3 cơ sở chế biến thủy sản có số lượng cơng nhân vận hành khác nhau, cụ thể là công ty cổ phần thủy sản Cần Thơ cần 3 nhân công, nhà máy CBTS 1 cần 5 nhân công và nhà máy CBTS 2 cần 7 nhân cơng. Điều này làm cho chi phí nhân cơng có sự khác biệt giữa 3 cơ sở chế biến thủy sản, cụ thể nhà máy CBTS 2 có chi phí nhân cơng cao nhất là 727 đồng/m3, gấp 4 lần so với chi phí nhân cơng của cơng ty. Qua đó có thể thấy hệ thống xử lý của cơng ty hoạt động có hiệu quả về chi phí nhân cơng hơn hệ thống của 2 nhà máy chế biến thủy sản cịn lại.
Với những phân tích trên, do lượng nước thải khác nhau nên đề tài sẽ so sánh hiệu quả của công ty với 2 nhà máy CBTS 1 và CBTS 2 dựa trên chi phí vận hành trên 1 m3 nước thải. Chi phí vận hành của hệ thống xử lý nước thải của
GVHD: TS. Phạm Lê Thông SVTH: Nguyễn Ngọc Bảo Trân
92
công ty so với 2 nhà máy chế biến thủy sản có HTXLNT được Tổng Cục Mơi Trường khuyến khích sử dụng thì hệ thống xử lý nước thải của cơng ty có hiệu quả hơn hệ thống xử lý nước thải của nhà máy CBTS 1 vì cơng ty có chi phí vận hành trên 1 m3 nước thải thấp hơn 1.451 đồng/m3 so với chi phí vận hành trên 1 m3 nước thải của nhà máy CBTS 1, cụ thể chi phí của cơng ty là 2.149 đồng/m3 và của nhà máy CBTS 1 là 3.600 đồng/m3. Đối với hệ thống xử lý nước thải của nhà máy CBTS 2 thì HTXLNT của cơng ty tuy có chi phí vận hành cao hơn chi phí vận hành của cơng ty CBTS 2 nhưng phần chênh lệch là không nhiều chỉ là 119 đồng/m3, chủ yếu là do phần chi phí điện của HTXLNT của cơng ty không hiệu quả bằng của nhà máy CBTS 2.
Nhìn chung hệ thống xử lý nước thải của cơng ty hiện nay cịn phát sinh thêm nhiều chi phí trong q trình hoạt động của hệ thống. Tuy nhiên, hầu hết các chi phí này đều được cơng ty sử dụng rất hợp lí, như chi phí hóa chất và chi phí nhân cơng, các khoản chi phí nay hầu như đem lại hiệu quả cho hệ thống mà khó có thể thay thế được bằng loại chi phí khác.