Chương II : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.7 Tài nguyên thiên nhiên tỉnh Cà Mau
2.7.1 Tài nguyên đất
Tỉnh Cà Mau có 519.501 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tích đất nơng nghiệp là 351.344 ha, chiếm 67,63%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 104.816 ha, chiếm 20,17%; diện tích đất chuyên dùng là 17.072 ha, chiếm 3,28%; diện tích đất ở là 5.502 ha, chiếm 1,05%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là 40.773 ha, chiếm 7,84%.
Trong diện tích đất nơng nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 186.298 ha, chiếm 53,02%; diện tích đất trồng cây lâu năm là 44.699 ha, chiếm 12,72%; diện tích đất có mặt nước ni trồng thuỷ sản là 113.087 ha, chiếm 32,18% (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 08/2010).
2.7.2 Tài nguyên rừng
Ðến năm 2002, tỉnh Cà Mau có 107.804 ha rừng, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 17.732 ha rừng, diện tích rừng trồng là 90.072 ha.
Cà Mau có 2 loại rừng là rừng đước và rừng tràm có năng xuất sinh học cao nhất trong các loại rừng tự nhiên, có giá trị phịng hộ, bảo vệ mơi trường và mang lại lợi ích kinh tế lớn. Nổi tiếng với rừng tràm U Minh với đặc sản mật ong rất có giá trị, rừng đước Năm Căn có các lồi cây như: Ðước, vẹt, nấm Ngồi các lồi cây cịn có các lồi đơng vật như: Nai, heo rừng, khỉ, chồn (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 08/2010).
31
2.7.3 Tài nguyên biển
Lợi thế hàng đầu của tỉnh Cà Mau là thuỷ sản, với chiều dài bờ biển khoảng 252 km, gồm Biển Ðông và Biển Tây (vịnh Thái Lan), có nhiều cửa sơng ăn thơng ra biển như: Gành Hào, Bồ Ðề, Ơng Ðốc, Ông Trang… Do vậy rất thận lợi cho việc hình thành các trung tâm nghề cá và các khu trung tâm kinh tế biển. Biển Cà Mau có diện tích thăm dị khai thác rộng khoảng 70.000 km2, có các đảo Hịn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Ðá Bạc,... rất thuận lợi cho tàu neo đậu, tránh gió và đánh bắt dài ngày trên biển.
Biển Cà Mau được đánh giá là vùng trọng điểm của cả nước. Có trữ lượng hải sản lớn và phong phú về chủng loại. Trữ lượng cá nổi ước lượng khoảng 320 ngàn tấn, cá đáy 530 ngàn tấn với 661 loài, 319 giống thuộc 138 họ. Nhiều loại tơm cá có giá trị và sản lượng lớn như cá chim, cá thu, cá hồng, cá gộc, cá đường, cá chích, mực, sị huyết, cua biển, tơm thẻ, tơm sú, tôm sắt,... Tàu đánh bắt thuỷ sản khả năng khai thác chung hàng năm về nguồn lợi thuỷ sản từ 200- 300 ngàn tấn/ năm. Nuôi trồng thuỷ sản ở Cà Mau phát triển mạnh. Diện tích ni trồng thuỷ sản hiện nay khoảng 202.000 ha. Các mơ hình ni phổ biến hiện nay là nuôi quảng canh cải tiến, bán thâm canh, nuôi tôm kết hợp với trồng rừng, trồng lúa. Nuôi tôm cơng nghiệp một số diện tích ni tơm cơng nghiệp ở Ngọc Hiển, Cái Nước, Ðầm Dơi đạt năng suất từ 4-5 tấn/ha/vụ. Hàng năm Cà Mau sản xuất từ 2-3 tỷ con giống, đã giải quyết một phần về nhu cầu con giống cho nghề nuôi trồng thuỷ sản. Nhu cầu về con giống thực tế cần khoảng 12 tỷ con giống mỗi năm (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 08/2010).
32