Ưu tiên chọn giống cá bống tượng

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế thủy sản đánh giá hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá bống tượng (oxyeleotris marmorata) ở tỉnh cà mau (Trang 49)

Hầu hết hộ nuôi đều chọn mua nguồn giống từ trại giống trong tỉnh, vì ở đây con giống đã được kiểm dịch đầy đủ, qua (Hình 4.10) cho thấy đa số hộ ni đều không kiểm dịch con giống chiếm 85%, một số hộ nuôi tự sản xuất con giống nên tự lựa chọn những con giống mạnh khỏe, không dị tật để thả ni vì vậy kiểm dịch bằng mắt thường chiếm 15%.

Hình 4.10: Kiểm dịch con giống cá bống tượng

Theo kinh nghiệm của các hộ nuôi cho biết, cá giống tốt là không bị bệnh, mạnh khỏe, không bị xây xác, kích cỡ đồng đều và cá ăn mạnh. Để biết được con giống có tốt hay khơng rất khó kiểm tra bằng mắt thường được, chủ yếu là phải qua q trình ni mới biết được vì thế hầu hết hộ ni đều tìm những trại giống có trình độ kỹ thuật cao và có uy tín để mua con giống. Con giống

50

giữ vai trị rất quan trọng trong mơ hình ni, con giống khơng tốt, kém chất lượng sẽ gây nhiều thiệt hại đến kích cỡ cá thịt cũng như năng suất của hộ nuôi.

4.4 Hiệu quả tài chính của mơ hình ni 4.4.1 Chi phí cố định và chi phí biến đổi 4.4.1 Chi phí cố định và chi phí biến đổi Chi phí cố định

Qua kết quả khảo sát được hộ nuôi cho biết cá bống tượng là đối tượng dễ nuôi, kỹ thuật tương đối đơn giản, khơng cần diện tích rộng nên hầu hết các hộ nuôi đều tận dụng diện tích đất nhà, khơng có hộ nào th đất để nuôi. Đối với hộ nuôi ở huyện Cái Nước mới tham gia ni mơ hình gần đây nên đa phần họ sử dụng ao mương vườn có sẵn, chỉ cần bỏ cơng ra sên vét cải tạo lại là nuôi được. Riêng những hộ ở xã Tân Thành vì tham gia mơ hình từ rất xớm, số lượng ao nuôi nhiều nên hầu hết họ thuê xe cuốc để đào ao vì vậy chi phí đào ao khá cao chiếm 96,29% tổng chi phí cố định, chi phí sử dụng cho máy bơm chiếm 2,85%, hầu hết các hộ nuôi sử dụng máy bơm để tác cạn nước trước khi thu hoạch, do ao ni gần nhà nên rất ít người ni cất nhà ngồi ao ni vì thế chi phí xây nhà phục vụ sản xuất rất thấp chiếm 0,29%. Đa số hộ nuôi đều gắn hệ thống cấp nước bằng ống nhựa nên chi phí tương đối thấp chỉ chiếm 0,57%. Theo kết quả (Bảng 4.9) cho thấy tổng chi phí cố định của mơ hình trung bình là 3,50±1,17 Tr.đ/1000m2/năm.

Bảng 4.9: Chi phí cố định đầu tư

Chỉ tiêu Trung bình Tỷ lệ (%) Chi phí đào ao (Tr.đ/1000m2/vụ) 3,37±1,13 96,29 Máy bơm phục vụ SX (Tr.đ/1000m2/vụ) 0,10±0,03 2,85 Xây cống, hệ thống cấp nước (Tr.đ/100m2/vụ) 0,02±0,01 0,57 Chi phí xây nhà phục vụ SX (Tr.đ/1000m2/vụ) 0,01±0,002 0,29 Tổng chi phí cố định (Tr.đ/1000m2/vụ) 3,50±1,17 100,00

51

Chi phi biến đổi

Kết quả (Bảng 4.10) cho thấy tổng chi phí biến đổi của mơ hình ni cá bống tượng trong ao đất của hộ nuôi ở tỉnh Cà Mau trung bình là 94,07±23,09 Tr.đ/1000m2/vụ. Trong đó chi phí con giống trung bình là 45,42±11,83 Tr.đ/1000m2/vụ chiếm 48,28%, do người nuôi thả con giống lớn nên chi phí con giống cao. Chi phí thức ăn với mức trung bình 37,49±8,73 Tr.đ/1000m2/vụ chiếm 39,86%, do giá cá tạp cao nên chi phí thức ăn cao. Tổng chi phí thuốc và hóa chất trung bình 4,70±0,62 Tr.đ/1000m2/vụ chiếm 4,99%, do người nuôi rất ít sử dụng thuốc, hóa chất nên chi phí thuốc và hóa chất chiếm tỉ lệ thấp. Tổng chi phí nhiên liệu (xăng, dầu), chi phí sên vét và cải tạo ao, vôi tương đối thấp (Bảng 4.10). Những chi phí này chiếm tỉ lệ thấp trong tổng chi phí biến đổi là vì người ni chỉ sử dụng một lần vào lúc thu hoạch, mỗi năm chỉ cần sên vét một lần sau khi thu hoạch xong để chuẩn bị cho vụ nuôi kế tiếp, tương tự người ni chỉ sử dụng vơi rất ít. Vì vậy các chi phí này chiếm tỉ lệ thấp trong tổng chi phí biến đổi.

Bảng 4.10: Chi phí biến đổi trong mơ hình

Chỉ tiêu Trung bình Tỷ lệ (%)

Chi phí con giống (Tr.đ/1000m2/vụ) 45,42±11,83 48,28

Chi phí cho thức ăn (Tr.đ/1000m2/vụ) 37,49±8,73 39,86

Chi phí thuốc và hóa chất (Tr.đ/1000m2/vụ) 4,70±0,62 4,99

Chi phí nhiên liệu (xăng, dầu) (Tr.đ/1000m2/vụ) 2,52±1,23 2,68

Chi phí sên vét (Tr.đ/1000m2/vụ) 2,36±0,47 2,51

Chi phí cải tạo ao, vơi (Tr.đ/1000m2/vụ) 1,58±0,21 1,68

Tổng chi phí biến đổi (Tr.đ/1000m2/vụ) 94,07±23,09 100,00 Tổng chi phí

Cá bống tượng là đối tượng đem lại hiệu quả kinh tế cao, dễ nuôi, kỹ thuật ni đơn giản, ít bệnh và rất dễ chăm sóc vì thế cơ cấu chi phí của mơ hình ni cá bống tượng trong ao đất tương đối đơn giản. Tổng chi phí của mơ hình trung bình trong một năm 97,57±24,26 Tr.đ/1000m2/vụ, chi phí cố định trung bình triệu 3,50±1,17 Tr.đ/1000m2/vụ, trong khi đó chi phí biến đổi trung bình

52

sắm máy bơm nên chi phí cố định cao hơn chi phí biến đổi. Tỷ lệ chi phí thức ăn/tổng chi phí chiếm 38,43%, do người ni sử dụng nguồn thức ăn tự có nên chi phí thức ăn tương đối thấp, tỷ lệ chi phí cố định/tổng chi phí đầu tư chiếm 3,58% do người nuôi phải đào ao, mua sắm máy bơm phục vụ cho sản xuất nên chi phí nay chiếm khá cao. Sau cùng là chi phí biến đổi chiếm tỷ lệ cao nhất 96,42%, do mơ hình ni cá bống tượng trong ao đất được ni với diện tích nhỏ, vì thế chi phí biến chiếm tỷ lệ thấp hơn chi phí cố định.

Bảng 4.11: Tổng chi phí của mơ hình ni cá bống tượng

Tổng chi phí của mơ hình Trung bình

Chi phí cố định (Tr.đ/1000m2/vụ) 3,50±1,17

Chi phí biến đổi (Tr.đ/1000m2/vụ) 94,07±23,09

Tổng chi phí (Tr.đ/1000m2/vụ) 97,57±24,26

Tỷ lệ chi phí thức ăn/tổng chi phí đầu tư (%) 38,43

Tỷ lệ chi phí cố định/tổng chi phí đầu tư (%) 3,58

Tỷ lệ chi phí biến đổi/tổng chi phí đầu tư (%) 96,42

4.4.2 Hiệu quả tài chính

Qua kết quả khảo sát thực tế cho thấy cá bống tượng là loài đem lại hiệu quả kinh tế cao, chi phí đầu tư thấp, kỹ thuật ni tương đối đơn giản, ít tốn nhân cơng nên mơ hình ni cá bống tượng trong ao đất đang được chú ý đến. Trong thời gian gần đây, mơ hình ni cá bống tượng được lan rộng khắp các huyện, xã tỉnh Cà Mau và các tỉnh khác. Cụ thể qua kết quả khảo sát từ 33 hộ nuôi ở xã Tân Thành và huyện Cái Nước cho thấy tổng thu nhập của mơ hình trung bình triệu 175,79± 27,69 Tr.đ/1000m2/vụ, tổng chi phí cố định và biến đổi trung bình triệu 97,57± 24,26 Tr.đ/1000m2/vụ. Do chi phí đầu tư cho mơ hình ni thấp vì vậy tổng lợi nhuận đạt được trung bình triệu 78,22±3,43 Tr.đ/1000m2/vụ. Hầu hết hộ nuôi đều cho biết mơ hình ni cá bống tượng trong ao đất đem lại lợi nhuận khá cao, do đầu tư ít chi phí, tận dụng được nhân cơng từ gia đình, tận dụng được diện tích ni sẵn có nên hầu hết khơng hộ nào bị lỗ. Qua đó có thể khẳng định mơ hình ni cá bống tượng trong ao đất rủi ro thấp, lợi nhuận cao, là một trong những mơ hình có tính chất bền vững. Tỷ suất thu nhập tính trên chi phí của mơ hình trung bình là 1,80±1,14 lần và tỷ suất lợi nhuận tính trên chi phí của mơ hình trung bình là 0,8±0,14

53

lần. Từ kết quả trên cho thấy mơ hình ni cá bống tượng trong ao đất ở tỉnh Cà Mau với hiệu quả tài chính rất cao, đem lại lợi nhuận cao cho hộ ni, vì vậy nên mở rộng mơ hình này cho tất cả hộ gia đình tham gia.

Bảng 4.12:Chi phí, thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của mơ hình ni

Nội dung Trung bình

Tổng thu nhập (TR) (Tr.đ/1000m2/vụ) 175,79±27,69

Tổng chi phí (TC) (Tr.đ/1000m2/vụ) 97,57±24,26

Tổng lợi nhuận (PR) (Tr.đ/1000m2/vụ) 78,22±3,43

Tỷ lệ số hộ có lợi nhuận (%) 100

Hiệu quả chi phí (TR/TC) (Lần) 1,80±1,14

Tỷ suất lợi nhuận (PR/TC) (Lần) 0,8±0,14

4.5 Thông tin mơi trường 4.5.1 Khía cạnh mơi trường

Trên thực tế hoạt động NTTS luôn gắn liền với nhiều yếu tố tự nhiên như nguồn nước, đất đai, khí hậu. Trong đó mơi trường nước và diện tích đất chiếm vị trí quan trọng trong NTTS, mơi trường nước là yếu tố ảnh hưởng đến rất lớn năng suất của mơ hình ni, vì vậy hộ ni cần quan tâm đến môi trường nước xung quanh.

Bảng 4.13: Môi trường nước so với 5 năm trước đây

Môi trường nước N Mức độ tác động (%)

Tốt 0

Bình thường 43 65,15

Xấu hơn 23 34,85

Tổng 66 100,00

Qua kết quả khảo sát 33 hộ gia đình ni cá bống tượng ở xã Tân Thành và huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau cho thấy hầu hết hộ gia đình đều cho rằng mơi trường nước ngồi cơng cộng hiện nay và so với 5 năm trước đây là bình

54

thường chiếm 65,15%, và 34,85% hộ nuôi cho rằng môi trường nước xấu hơn trước đây (Bảng 4.14).

Hình 4.11: Yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nước

Kết quả người nuôi cho rằng mơi trường nước bình thường là do thời gian đầu ít người ni thủy sản, chiếm 43,43%, sử dụng thuốc hóa chất hợp lý chiếm 22,22%. Những hộ nuôi cho rằng mơi trường nước xấu hơn là vì người ni sử dụng nhiều loại thuốc và hóa chất, chiếm 14,14%, nhiều người tham gia ni thủy sản, chiếm 13,13% và có nhiều dịch bệnh xảy ra chiếm 7,07% (Hình 4.11).

Bảng 4.14: Xếp hạng mức độ mơ hình ni tác động xấu đến môi trường

Nội dung Điểm Xếp hạng

Nuôi cá bống tượng 99 1

Nuôi tôm công nghiệp 49 2

Ni cá chình 26 3

Ni cua biển 24 4

Qua kết quả khảo sát 33 hộ gia đình ni cá bống tượng cho thấy mơ hình tác động xấu đến môi trường được xếp hạng với mức độ tác động giảm dần. Đứng đầu là mơ hình ni cá bống tượng. Do trong q trình ni, người ni phải sử dụng nhiều loại thuốc, hóa chất vì thế sự tác động của đối tượng này đến môi trường là rất đáng kể. Đứng ở vị trí thứ hai là mơ hình ni tơm công nghiệp, trong những năm gần đây hầu hết hộ gia đình đều chuyển sang ni

55

tơm cơng nghiệp, với mục đích mơ hình này đem lại năng suất cao cho người ni, chính vì thế sự tác động của nó đến mơi trường là rất nhiều. Tiếp đến đứng vị trí thứ ba là mơ hình ni cá chình vì đối tượng này có thời gian ni lâu, nên ít được người ni chú ý đến, đa phần do một số hộ ở xã Tân Thành tham gia cá bống tượng, có nhiều ao nên họ chọn cá chình ni để tăng thêm thu nhập. Cuối cùng là mơ hình ni cua biển, đứng vị trí thứ tư trong các mơ hình, do cua biển là lồi ít bệnh, người ni ít sử dụng thuốc, hóa chất nên mơ hình ni cua biển ít ảnh hưởng xấu đến mơi trường (Bảng 4.15).

Bảng 4.15: Mơ hình nuôi TS ảnh hưởng đến môi trường nước

Ảnh hưởng của mơ hình đến mơi trường nước N Mức độ tác động (%)

Không ảnh hưởng 0 -

Ít ảnh hưởng 7 21,21

Làm môi trường trở nên xấu 26 78,79

Tổng 33 100,00

Cá bống tượng là loài dễ nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên nhiều hộ gia đình sử dụng thuốc tăng trọng cho cá mau lớn, thuốc diệt bọ, gậy ký sinh trên cá… Nhìn chung do người ni sử dụng nhiều thuốc, hóa chất nên đã làm ảnh hưởng đến môi trường nước. Cụ thể trong 33 hộ gia đình có tới 26 hộ cho rằng mơ hình ni cá bống tượng trong ao đất làm cho môi trường nước công cộng trở nên xấu đi, chiếm 78,79% và cịn lại 7 hộ cho rằng mơ hình này ít ảnh hưởng đến mơi trường nước bên ngồi, chiếm 21,21%.

4.5.2 Thuận lợi và khó khăn Thuận lợi Thuận lợi

Bảng 4.16: Thuận lợi trong mơ hình ni cá bống tượng

Nội dung Điểm Xếp hạng

Có đất canh tác 93 1

Có sẵn nguồn lao động 64 2

Được trang bị kỹ thuật 15 3

56

Mơ hình ni cá bống tượng trong ao đất ở xã Tân Thành và huyện Cái Nước ngày càng được phát triển và phân bố rộng khắp tỉnh Cà Mau cũng như các tỉnh lân cận. Qua kết quả khảo sát cho thấy 33 hộ nuôi đều cho rằng thuận lợi lớn nhất trong mơ hình này là có sẵn diện tích đất để ni cá được xếp hạng 1 và có sẵn nguồn lao động từ gia đình xếp hạng 2, ngồi ra yếu tố được trang bị kỹ thuật được xếp hạng 3 cuối cùng là có sẵn nguồn thức ăn được xếp hạng 4 giúp giảm bớt được chi phí thức ăn đem lại hiệu quả cao hơn cho người ni. Nhờ có được những thuận lợi trên nên hộ gia đình ni cá đều thu được lợi nhuận như mong đợi.

Khó khăn

Bảng 4.17: Khó khăn trong mơ hình

Nội dung Điểm Xếp hạng

Thiếu vốn đầu tư 84 1

Giá con giống cao 62 2

Giá thành thấp 33 3

Con giống kém chất lượng 10 4

Môi trường nước ngày càng ô nhiễm 9 5

Cá bống tượng là đối tượng ni mới, vì thế hộ ni cịn gặp phải nhiều khó khăn như thiếu vốn đầu tư được xếp hạng 1, giá con giống cao được xếp hạng 2, giá cá trên thị trường lên xuống bất thường dẫn đến giá thành thấp xếp hạng 3 từ đó những người thu mua ép giá người nuôi dẫn đến giảm lợi nhuận, do đây là lồi mới đưa vào ni nên cịn gặp khó khăn đó là con giống cịn kém chất lượng xếp hạng 4. Bên cạnh đó nguồn nước mơi trường bên ngồi bị ơ nhiễm, gây khó khăn cho người nuôi chiếm và được xếp hạng 5. Tất cả những khó khăn trên đều làm cho hộ nuôi giảm lợi nhuận.

Đề xuất

Từ những khó khăn trên hầu hết các hộ gia đình đều đưa ra ý kiến cần có chính sách đầu tư vốn xếp hạng 1, cần phân bố nhiều nhà sản xuất giống xếp hạng 2, cần chính sách ổn định giá được xếp hạng 3, cần có biện pháp quản lý mơi trường tốt chiếm được xếp hạng 4 và sau cùng là cần đội ngủ kiểm tra con giống chiế và xếp hạng 5. Tất cả ý kiến của hộ gia đình đề ra nhằm giúp người nuôi được an tâm tham gia mở rộng mơ hình ni nhiều hơn, cùng với chính

57

sách giá ổn định thì con giống cũng khá quan trọng, đa số hộ nuôi đều cần được phân bố nhiều nhà sản xuất giống để đáp ứng được nhu cầu của người ni, hộ gia đình cần được hỗ trợ chính sách vay vốn để người ni đầu tư cho mơ hình ni được đầy đủ hơn, do chất lượng con giống còn kém chất lượng vì vậy địi hỏi phải tăng cường kiểm tra chất lượng con giống để hạn chế hao hụt con giống, ngồi ra hộ ni cịn cần có biện pháp xử lý nguồn nước quản lý môi trường nước hợp lý để môi trường nuôi được tốt hơn.

Bảng 4.18: Đề xuất trong mơ hình

Nội dung Điểm Xếp hạng

Cần được đầu tư vốn 84 1

Cần phân bố nhiều nhà sản xuất giống 62 2

Cần có chính sách ổn định giá 33 3

Cần có biện pháp quản lý mơi trường 10 4

58

CHƯƠNG V

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận

- Diện tích mặt nước trung bình ni thủy sản là 0,13±0,06 1000m2/hộ và

diện tích ao ni trung bình là 0,01±0,005 1000m2/ao và mực nước ao

nuôi là 1,58±0,04 m.

- Cá bống tượng thả nuôi từ tháng 5 đến tháng 8 (âm lịch) và thu hoạch

tháng 7 đến 10 (âm lịch). Kích cỡ con giống thả trung bình là 46,97 ±8,10 g/con, kích thước con giống nhỏ nhất là 40 g/con và lớn nhất là 60 g/con, mật độ thả 1,06±0,30 con/m2. Nguồn giống cá bống tượng tự sản xuất chiếm 9%, nguồn gốc trong tỉnh chiếm tới 85% và còn lại 6% là xuất phát nguồn gốc từ các tỉnh lân cận cũng như ở ĐBSCL.

- Tỉ lệ sống của cá bống tượng khá cao trung bình là 74,04±9,05%. Hệ số tiêu tốn thức ăn trung bình là 11,14±1,78. Đạt năng suất trung bình của

hộ ni cá bống tượng là 453,86±22,12 kg/1000m2/vụ.

- Để thực hiện nuôi một ha cá bống tượng cần đầu tư là 97,57±24,26

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế thủy sản đánh giá hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá bống tượng (oxyeleotris marmorata) ở tỉnh cà mau (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)