Tình hình ni cá bống tượng tại tỉnh Cà Mau

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế thủy sản đánh giá hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá bống tượng (oxyeleotris marmorata) ở tỉnh cà mau (Trang 25 - 28)

Chương II : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.5 Tình hình ni cá bống tượng tại tỉnh Cà Mau

Cá bống tượng là một loại cá có giá trị kinh tế cao. Thịt thơm ngon và là đối tượng xuất khẩu quan trọng. Đây là loại cá thích nghi được, ni rất kinh tế hấp dẫn cho các vùng nước lợ ở nước ta, đặc biệt là ở các khu vực hạ lưu sơng, có độ mặn dao động từ 4 đến 15 phần ngàn, chúng sống rất tốt và phát triển ít xảy ra hội chứng lở loét, so với nuôi trong điều kiện nước ngọt thuần. Tuy nhiên từ lâu nghề nuôi cá bống tượng của bà con hiện đang trong giai đoạn bắt đầu, với những hình thức ni tự phát và sử dụng với nguồn giống tự nhiên, nuôi trong ao đầm, trong bè ở những vùng nước ngọt như La Ngà Đồng Nai, nuôi bè An Giang, ao đầm Tân Thành Cà Mau. Những thông tin kỹ thuật về ni bống tượng hãy cịn quá hiếm hoi.

Hình 2.3 Tham quan mơ hình ni cá bống tượng tại tỉnh Cà Mau Vì thế nhằm phổ biến những hiểu biết cơ bản về đặc điểm sinh học và kỹ thuật ni lồi thuỷ sản quý hiếm này, trong điều kiện nước lợ. Chúng tơi đã nỗ lực

26

đối phó với nhiều thử thách, khơng ngừng tìm hiểu và ni khảo nghiệm để biết sự thích nghi của lồi cá này, trong mơi trường nước lợ và đã cho kết quả mong muốn. Trong khi nghề ni tơm nước lợ cịn nhiều lận đận, để tận dụng ngồi vụ tơm. Tám tháng cịn lại của ao đầm tôm, mà nuôi cá bống tượng luân canh với tôm, để cải thiện môi trường ao nuôi, hạn chế mầm bệnh của tôm, cách ly mầm bệnh tồn tại trong ao cho vụ tới.

Năm 2008, UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt dự án xây dựng làng nghề ni cá chình, cá bống tượng tại xã Tân Thành, TP Cà Mau. Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm 2009, giá cả xuống thấp, người ni khơng có lãi, nhiều nơng dân phải treo ao. Sau một thời gian rớt giá, hiện nay giá cá chình, cá bống tượng thương phẩm đang tăng trở lại, nông dân phấn khởi tiếp tục thả ni. Hiện nay, tồn tỉnh có gần 1.350 ha ni cá bống tượng, cá chình, trong đó xã Tân Thành - Tp Cà Mau là nơi nuôi 2 loại cá này nhiều nhất với gần 420 ha. Hầu hết các hộ dân ở xã Tân Thành có đời sống kinh tế khá, chính nhờ vào nguồn thu nhập từ nuôi cá chình và cá bống tượng. Mong muốn của người ni cá chình và cá bống tượng hiện nay là ngành chức năng sớm hướng dẫn phịng bệnh an tồn cho cá bống tượng trong quá trình phát triển; được bao tiêu sản phẩm khi thu hoạch, tránh bị tư thương ép giá. Đồng thời, cần nghiên cứu xây dựng một đầu mối cung cấp cá giống ngay tại địa phương, để cung cấp cho các hộ nuôi. Mặt khác, đã qua người dân hầu như nuôi tự phát, tự học hỏi kinh nghiệm, người nuôi trước thành công truyền cho người ni sau dần phát triển thành mơ hình, chứ chưa được tập huấn kỹ thuật nuôi cụ thể.

Ngành Nông nghiệp đang tiến hành tập huấn kỹ thuật nuôi cho nông dân; xây dựng đề cương quy hoạch diện tích ni cá chình, cá bống tượng; qua đó có định hướng cho nơng dân, giúp nơng dân có nhận thức về thị trường trong thực tế, tạo các địa chỉ nuôi liên kết, hợp tác chặt chẽ với nhau từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Năm 2008, UBND tỉnh Cà Mau đã phê duyệt Dự án xây dựng làng nghề nuôi cá chình, cá bống tượng tại xã Tân Thành, TP Cà Mau. Dự án do Sở Thuỷ sản (nay là Sở NN - PTNT) tỉnh Cà Mau làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, hơn 3 năm qua vẫn chưa thấy ngành chủ quản nói gì đến dự án này và kinh phí đầu tư từ đâu.

Đầu năm 2009, Tỉnh uỷ Cà Mau có ý kiến chỉ đạo cần phải tổ chức lại sản xuất theo hướng hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã, đẩy mạnh công tác tập huấn kỹ thuật, đầu tư nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định, cung cấp đầy đủ thơng tin, có kế hoạch cụ thể, khai thác hiệu quả các

27

nguồn lực, hỗ trợ cho nông dân xã Tân Thành phát triển làng nghề ni cá chình, cá bống tượng.

Ngày 10/2/2009, UBND tỉnh Cà Mau có cơng văn chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp cùng Hội Nông dân tỉnh xây dựng phương án tổ chức lại sản xuất, hỗ trợ phát triển làng nghề ni cá chình, cá bống tượng ở xã Tân thành. Theo đó Hội Nơng dân tỉnh Cà Mau phối hợp với Sở NN - PTNT, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, UBND TP Cà Mau tiến hành xây dựng phương án tổ chức lại sản xuất nghề ni cá chình, cá bống tượng ở xã Tân Thành.

Mục tiêu đến 2010 hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã ni cá chình, cá bống tượng, tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho người nuôi cá tại xã Tân Thành. Tuy nhiên, phương án này vẫn chưa được các ngành chức năng quan tâm triển khai đầy đủ. Hiện nay nông dân xã Tân Thành rất mong các cơ quan ban ngành triển khai thực hiện đề án xây dựng làng nghề ni cá chình, cá bống tượng mà UBND tỉnh đã phê duyệt từ năm 2008, để giúp người nuôi cá an tâm, ổn định sản xuất.

Một vài năm gần đây, nhiều nông dân ở Cà Mau đã tìm ra hướng phát triển kinh tế mới bằng nghề nuôi cá cho thu nhập cao, đặc biệt là mơ hình ni cá chình kết hợp cá bống tượng trên đầm nuôi tôm. Kết quả đạt được hết sức bất ngờ, nhiều hộ đã giàu lên nhanh chóng nhờ thu hoạch mấy vụ cá bống tượng và cá chình. Tương lai, trong năm 2008 này, mức thu nhập hàng trăm triệu đồng/hộ không phải xa vời, vì hiện nay cá nuôi đang phát triển rất tốt. Điển hình trong phong trào nuôi cá ở đây phải kể đến hộ ông Lê Văn Hở, là thành viên của Tổ sản xuất kinh doanh giỏi ở ấp 6, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh. Năm 2007, ông Hở thu khoảng 120 triệu đồng từ cá chình và cá bống tượng. Hiện tại, ông Hở cịn 9 ao ni quy mơ lớn, trong đó cá chình 6 ao với gần 40kg cá giống; cá bống tượng 3 ao với 380 con cá giống. Ông Hở cho biết, cá đang phát triển bình thường, sức ăn mạnh, dự kiến cuối năm nay sẽ thu về cho gia đình ơng từ 150 triệu đồng trở lên. Một điển hình khác về mơ hình ni cá chình kết hợp cá bống tượng trên đầm nuôi tôm là anh Nguyễn Văn Hải ở ấp Cái Rắn, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước. Khi nghề nuôi tôm ngày một bấp bênh do môi trường thường xuyên biến động, anh Hải đã bố trí mơ hình ni cá chình kết hợp cá bống tượng hết sức linh hoạt trên diện tích 5.000m2 và chia ra thành 5 đầm nuôi riêng biệt.

Trên bờ bao xung quanh anh trồng rau đắng để giữ đất, tránh tình trạng nước đục và phèn từ trên bờ trôi xuống khi trời mưa, làm xáo trộn môi trường nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. Cách bờ ra khoảng 3m, anh đào kênh, có độ sâu từ 1,2 – 1,5 m, ở giữa là mặt ruộng có độ sâu trên dưới 90cm. Cách thiết kế

28

này sẽ tạo nơi trú ẩn an toàn cho cá, nếu như thời tiết lạnh cá sẽ tìm lên mặt ruộng, cịn khi thời tiết nắng gay gắt, nhiệt độ tăng cao, cá sẽ xuống kênh trú ẩn.

Lý giải về lợi ích của mơ hình ni cá chình kết hợp cá bống tượng trên đầm nuôi tôm, theo Thái Quốc Dự (năm 2007): “Khi ni ghép giữa cá chình với cá bống tượng có rất nhiều lợi thế, như: hạn chế nguồn thức ăn dư thừa, bởi vì khi chúng ta cho cá ăn, thì lúc nào cá chình cũng vào chộp ăn trước, làm thức ăn rơi vãi ra bên ngồi và sau đó cá bống tượng sẽ đến ăn sau. Nguồn thức ăn trong đầm nuôi không bị dư thừa, hạn chế được ơ nhiễm nguồn nước. Chính vì thế, đây là yếu tố hết sức quan trọng giúp cho cá sinh trưởng phát triển tốt và tạo được sức đề kháng cao, chống chọi lại được một số bệnh thường gặp. Mặt khác, hai loại cá này có nhiều điểm khơng tương đồng về tập quán sinh sống cũng như đặc điểm về hình thái, do đó chúng khơng bị cạnh tranh nguồn thức ăn mầm bệnh cá chình cũng khơng thể truyền cho cá bống tượng để gây bệnh. Đồng thời cá chình và cá bống tượng khơng phải là loài cá dữ, nên hồn tồn có thể ni ghép để chúng hỗ trợ cho nhau về nhiều mặt.

Chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng đa cây, đa con bền vững đang là hướng lựa chọn để phát triển kinh tế của Cà Mau, và bước đầu đã thành công từ một hướng đi mới với nghề ni cá chình và cá bống tượng ở vùng chuyển dịch và khắp nơi trong huyện, hiệu quả rất khả quan. Có thể nói, ở cà Mau hiện nay chưa có mơ hình nào cho thu nhập cao và nhanh chóng như ni cá chình và cá bống tượng.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế thủy sản đánh giá hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá bống tượng (oxyeleotris marmorata) ở tỉnh cà mau (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)