Sên vét và lượng nước
Qua kết quả khảo sát hộ gia đình ở xã Tân Thành và huyện Cái Nước cho thấy mơ hình ni cá bống tượng trong ao đất sử dụng ít thuốc, hóa chất và lượng thức ăn được để lên sàn cho cá ăn nên theo dõi được lượng thức ăn, vì vậy chất thải, bùn dơ ít lắng đọng dưới đáy ao nên người nuôi chỉ sên vét một lần sau khi thu hoạch.
Hầu hết các hộ gia đình đều chọn hình thức sên cạn, 100% hộ gia đình sau khi thu hoạch xong rồi tiến hành sên vét, cải tạo lại ao. Đặc biệc các hộ gia đình thường tự sên lấy vì vậy khơng cần phải tốn nhiều nhân cơng, giảm bớt được chi phí.
Lượng bùn sau mỗi lần sên vét người nuôi thường đưa vào khu chứa riêng, để một thời gian rồi sử dụng nó trồng hoa màu và cây ăn trái.
Do người nuôi cá bống tượng sử dụng thức ăn tự sản xuất như họ cắt những loài cá nhỏ, cá tạp rồi sau đó để vào sàn cho cá ăn, sau mỗi lần ăn xong người nuôi kéo sàn lên và lấy phần thức ăn dư thừa cịn lại ra ngồi. Vì vậy nguồn nước trong ao ít bị ơ nhiễm nên 100% hộ nuôi đều không thay nước cho cá trong lúc nuôi. Đa phần người nuôi lấy nước một lần sau đợt cải tạo ao cho đến khi thu hoạch.
Thức ăn và cho cá ăn
Qua khảo sát 33 hộ gia đình cho thấy 100% hộ ni sử dụng cá phi, các lồi cá tạp khác cắt nhỏ ra rồi sau đó trộn với bột gòn, dầu mực sau đó cho cá ăn, người nuôi cá bống tượng không sử dụng thức ăn công nghiệp. Tổng lượng
44
thức ăn sử dụng trung bình là 3.308,6±1.078,1 kg/1000m2/vụ, hầu hết các hộ gia đình đều sử dụng thức ăn có sẵn từ gia đình, đơi khi thu mua thêm một phần từ bên ngoài.
Do lượng thức ăn cho cá sử dụng thức ăn tươi sống nên hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) của các hộ gia đình đạt trung bình là 11,14±1,78. Hộ gia đình có hệ số tiêu tốn thức ăn thấp nhất là 5,3 và cao nhất là 8,9. Khẩu phần cho ăn theo ngày của hộ gia đình đạt trung bình 1,67±0,21%. Khẩu phần cho ăn thấp nhất là 1,3% và cao nhất là 2,1% (Bảng 4.7).
Do cá bống tượng được nuôi với mật độ tương đối thấp nên cung cấp được cho cá một lượng thức ăn từ tự nhiên, do đó người nuôi chỉ cho cá ăn 1 lần/ngày. Người ni sẽ trộn thêm một ít dầu mực, bột gịn vào thức ăn đã cắt sẵn để tăng độ kết dính cũng như chất dinh dưỡng cho cá. Do cá bống tượng được ni trong ao đất với diện tích nhỏ nên 100% hộ ni tự làm sàn để cho cá ăn, qua đó dễ dàng kiểm tra được lượng thức ăn dư thừa hay thiếu hụt để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
4.3.4 Thu hoạch và tiêu thụ
Theo (Phụ lục 4) mơ hình ni cá bống tượng trong ao đất của tất cả các hộ gia đình được thu hoạch theo hình thức thu hoạch tồn bộ một lần hoặc theo hình thức thu tỉa. Qua khảo sát 33 hộ gia đình tham gia mơ hình này thì kết quả có 22 hộ gia đình thu hoạch tồn bộ, chiếm 66,67%, đây là những hộ gia đình ở huyện Cái Nước vì mới tham gia ni cá bống tượng trong thời gian gần đây, ít ao ni nên họ thu hoạch tồn bộ. Cịn lại 11 hộ gia đình thu hoạch theo hình thức thu tỉa, chiếm 33,33% đây là những hộ gia đình ở xã Tân Thành, họ đã tham gia nuôi cá bống tượng từ rất xớm vì thế mở rộng được nhiều ao nuôi. Khi thu hoạch cá nào đủ trọng lượng thì bán, những cá nhỏ sẽ được thả lại ao khác cho đến khi lớn thì thu hoạch sau, do đó sẽ giúp người nuôi đạt hiệu quả cao hơn.
Bảng 4.8: Khối lượng, năng suất cá bống tượng trong mơ hình
Nội dung Trung bình
Kích cỡ thu hoạch (g/con) 575,76±83,03
Giá bán trung bình (triệu đồng/kg) 0,43±0,01
Tỉ lệ sống (%) 74,04± 9,05
45
Kích cỡ thu hoạch