Quy trình khung nghiên cứu luận văn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 55 - 58)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Quy trình khung nghiên cứu luận văn

Bước 1 :

Xác định vấn đề cần nghiên cứu, tổng hợp, phân tích các cơng trình nghiên cứu trước có liên quan hoạt động KSNB

Nhận diện những vấn đề đã được thống nhất, những vấn đề còn khác biệt trong quan điểm của các tác giả.

Xác định lỗ hổng nghiên cứu, các vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu thêm để phát triển thành đề tài nghiên cứu.

Bước 2:

Hệ thống hóa, tổng hợp các nền tảng lý thuyết có liên quan đến hệ thống KSNB: khuôn mẫu INTOSAI, COBIT

Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính bằng cách tham gia khảo sát lấy ý kiến chuyên gia về : “Nhân tố nào ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các đơn vị hành chính sự nghiệp?” để khám phá ra các nhân tố mới đưa vào mơ hình kiểm định.

Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, ngoài việc dựa vào cơ sở lý thuyết về KSNB của INTOSAI, COBIT, tác giả tiến hành xin ý kiến cũng như thảo luận với các chuyên gia hiện tại đang cơng tác tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp tại Lâm Đồng. Nhóm thảo luận bằng phương pháp chuyên gia bao gồm : 1 kế toán trưởng, 1 trưởng phịng tài chính, 1 trưởng ban quản lý, 1 chỉ huy trưởng của bộ chỉ huy quân sự TP. Đà Lạt cùng 1 đội trưởng đội thuế Tỉnh Lâm Đồng

Bước 3:

Kiểm tra kết quả nghiên cứu định tính nhằm đảm bảo tính khách quan và nâng cao độ tin cậy của nghiên cứu.

Một, tổng hợp các văn bản pháp luật, các quy định của nhà nước, thông tư, quyết định, về quy chế, mục tiêu hoạt động, về định hướng xây dựng hệ thống KSNB tại các đơn vị hành chính sự nghiệp tại Lâm Đồng.

Hai, tham khảo lấy ý kiến của các chuyên gia kinh tế tại địa bàn về thực trạng hệ thống KSNB tại các đơn vị HCSN hiện nay.

Ba, phỏng vấn các chuyên gia để lấy dữ liệu thông tin nghiên cứu.

Kết quả khi thực hiện bước này xây dựng mô hình hệ thống KSNB dựa trên khn mẫu INTOSAI nhưng đã được tiến hành điều chỉnh các nhân tố sao cho phù hợp với điều kiện tại Việt Nam đặc biệt tại Lâm Đồng. Đồng thời qua bước phỏng vấn sâu các chuyên gia trong lĩnh vực thực trạng hệ thống KSNB tại các đơn vị HCSN luận văn có thể phát hiện ra được các nhân tố mới.

Bước 4:

Tiến hành khảo sát thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS 20, nhằm mục đích đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB để trả lời cho các câu hỏi:

Những nhân tố này có ảnh hưởng đến hoạt động hữu hiệu của hệ thống KSNB không? Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố như thế nào đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB?

Bước 5 : Dựa vào kết quả nghiên cứu định lượng và khảo sát thực tế đánh giá thuận

lợi, khó khăn, cơ hội thách thức để hồn thiện hệ thống KSNB tại cơ quan HCSN trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.2.2 Nguồn dữ liệu

 Nguồn dữ liệu thứ cấp

Được lấy từ tạp chí, luận án, cơng trình khoa học đã được công bố, phát hành.

Từ các tài liệu tin cậy được xuất bản chính thức, giáo trình lý thuyết về kế tốn, kiểm toán hiện được xuất bản và phát hành giảng dạy phổ biến tại các trường đại học ở Việt Nam.

Các văn bản pháp luật, các thông tư, nghị định, quy chế ban hành của nhà nước, của các cơ quan HCSN.

 Nguồn dữ liệu sơ cấp

Thông tin được thu thập qua các bảng câu hỏi khảo sát từ 207 Cán bộ công chức hiện tại đang công tác tại các cơ quan HCSN tại Lâm Đồng. Tuy nhiên sau khi sàng lọc chỉ còn 186 phiếu hợp lệ và đưa vào mơ hình để kiểm định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)