Tổng hợp nghiên cứu trước về thang đo của các nhân tố

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 62 - 72)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4 Xây dựng thang đo

3.4.1 Tổng hợp nghiên cứu trước về thang đo của các nhân tố

Tổng hợp các nhân tố cấu thành hệ thống KSNB ảnh hưởng đến mục tiêu hoạt động hiệu quả của đơn vị thuộc khu vực công.

Biến độc lập: Dựa trên Hướng dẫn của INTOSAI GOV 9100 về thành phần của hệ

thống KSNB tại khu vực công bao gồm 5 thành phần chính :

- Mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thông, hoạt động giám sát, Công nghệ thông tin

Biến phụ thuộc:

- Tăng độ tin cậy, chất lượng thông tin trên BCTC.

- Đơn vị phát hiện, ngăn ngừa các hành vi tham nhũng, lãng phí kinh phí, tài sản và nguồn lực nhà nước.

- Đảm bảo cho đơn vị thực hiện các hoạt động kiểm soát và tuân thủ quy định pháp lý liên quan đến hoạt động đơn vị HCSN.

- Giúp các hoạt động đơn vị được thực hiện trật tự, đạo đức, kinh tế, hiệu quả và hữu hiệu.

Bảng 3.1: Bảng tổng hợp các thang đo về hệ thống KSNB

Biến Tác giả Đo lường

Môi trường kiểm soát

(“INTOSAI GOV 9100, Guidelines for Internal control Standards for Public sector,” 2013), (Nguyễn Đức Thọ, 2015),(Amudo, Angella, 2009), (Gamage và cộng sự, 2014)

- Tính trung thực và giá trị đạo đức của quản lý và nhân viên bao gồm cả thái độ ủng hộ đối với hệ thống KSNB mọi lúc trong tồn tổ chức.

- Trình độ và phẩm chất của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong đơn vị. - Cơ cấu tổ chức.

- Chính sách nhân sự

- Triết lý quản lý và phong cách của lãnh đạo.

- Năng lực của nhà quản lý.

- Tác động của cơ quan có thẩm quyền. - Quan hệ với cơ quan ngoại kiểm. - Chính sách của chính phủ.

Đánh giá rủi ro (“INTOSAI GOV 9100, Guidelines for Internal control Standards for Public sector,” 2013), (Nguyễn Đức Thọ, 2015), (Phạm Bính Ngọ, 2011), (Hồ Tuấn Vũ, 2016), (Võ Thu Phụng, 2016) - Xác định mục tiêu. - Nhận diện rủi ro. - Đánh giá rủi ro.

- Đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro của tổ chức.

Hoạt động kiểm soát INTOSAI GOV 9100, COSO 2013, Nguyễn Đức Thọ (2014), Võ Thu Phụng (2016)

Thủ tục phê duyệt.

Phân chia nhiệm vụ (ủy quyền, xử lý, ghi chép, rà soát).

Kiểm soát việc tiếp cận hồ sơ. Thẩm tra.

Đối chiếu.

Đánh giá hiệu quả hoạt động.

Rà soát các hoạt động, quy trình hoạt động.

Các hoạt động kiểm sốt cơng nghệ thông tin (chung và ứng dụng)

Hệ thống thông tin truyền thông

INTOSAI GOV 9100, COSO 2013, Nguyễn Đức Thọ (2014),

Thông tin được cung cấp phải đầy đủ Kịp thời

Liên tục Thích hợp Có thể truy cập

Công khai, minh bạch nguồn ngân sách,tài sản nhà nước.

Truyền thông.

Hệ thống tiếp nhận thông tin phản hồi từ bên ngồi.

Hệ thống cơng khai thông tin cho các bên liên quan.

Giám sát INTOSA7I GOV 9100, COSO 2013, Nguyễn Đức Thọ (2014), Võ Thu Phụng (2016), Phạm Bính Ngọ (2011)

Giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ.

Hoạt động kiểm tra nội bộ Giám sát nội bộ

Công nghệ thông tin Cobit, Nguyễn Đức Thọ (2014), Angella Amudo & Eno L. Inanga

Chất lượng thông tin : chất lượng, an ninh, độ tin cậy của thông tin

Nguồn lực công nghệ thông tin : hệ thống ứng dụng, cơ sở hạ tầng, con người Xử lý và kiểm sốt cơng nghệ thông tin

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.4.2 Xây dựng thang đo

Dựa trên việc tham khảo khuôn mẫu báo cáo INTOSAI GOV về hệ thống KSNB tại đơn vị công, khuôn mẫu COBIT về công nghệ thông tin, kế thừa thang đo của những bài báo uy tín trong và ngồi nước, đặc biệt là tác giả Nguyễn Đức Thọ (2014), Angella Amudo (2009)…. Đồng thời với sự đóng góp của chuyên gia về lĩnh vực KSNB tại khu vực công; tác giả đã xây dựng một bảng câu hỏi để kiểm định 6 giả thuyết đã nêu ra ở trên dựa trên thang đo Likert 5 mức độ.

Bản chất của KSNB cũng thay đổi và có sự khác nhau nhất định theo tiêu chuẩn đặc điểm hoạt động của từng quốc gia, do đó, các thang đo này được điều chỉnh sao cho phù hợp với đặc điểm mơi trường văn hóa, chính trị, kinh tế, pháp luật tại Việt Nam.

Thang đo mơi trường kiểm sốt kí hiệu MTKS Bảng 3.2 Bảng tổng hợp thang đo mơi trường kiểm sốt

hiệu

Yếu tố đo lường của các nghiên cứu trước

Yếu tố đo lường được điều chỉnh phù hợp với đối tượng nghiên cứu

MTKS1 Sự trung thực và giá trị đạo đức của nhà quản lý và nhân viên

Đơn vị có xây dựng bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, hành vi ứng xử của CBCC tại các Sở, ban, ngành và được phổ biến rộng rãi nhằm ngăn chặn những cá nhân có hành vi gây ảnh hưởng đến chuẩn mực đạo đức của cán bộ, cơng chức nhà nước nói chung.

MTKS2 Đảm bảo về năng lực của lãnh đạo và nhân viên

Cán bộ cơng chức, viên chức, lãnh đạo có năng lực chuyên môn, kỹ năng tốt.

Đơn vị thường xuyên cử CBCC đi học đào tạo, tập huấn về chính sách chế độ kế tốn hành chính sự nghiệp để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ phục vụ cho cơng tác.

Đơn vị có xây dựng một hệ thống đánh giá chất lượng CBCC thường xuyên.

Lãnh đạo là người có kiến thức phù hợp và kinh nghiệm trong công tác quản lý.

MTKS3 Triết lý quản lý và phong cách điều hành

Thủ trưởng đơn vị, Ban giám đốc nhận thức được tầm quan trọng và đánh giá cao vai trò của hệ thống KSNB trong đơn vị.

MTKS4 Cơ cấu tổ chức Đơn vị có sơ đồ tổ chức hợp lý đảm bảo công tác quản lý được cơng khai, chính xác, kịp thời, hiệu q. Đơn vị có thiết lập cơ cấu quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng bằng văn bản.

Hoạt động của đơn vị được xây dựng bằng quy trình cụ thể.

MTKS5 Chính sách nhân sự

Đơn vị có chính sách phát triển nguồn lực tốt như: Có chế độ khen thưởng, kỷ luật.

Đơn vị thường cử cán bộ, công chức tham gia những lớp đào tạo để nâng cao khả năng chuyên môn và nghề nghiệp.

Quy trình tuyển dụng CBCC của đơn vị HCSN được ban hành công khai và quy định cụ thể bằng văn bản. Đơn vị thường xuyên thay đổi nhân sự ở những vị trí cao theo nhiệm kỳ bổ nhiệm.

MTK 6 Kiểm tốn nội bộ Đơn vị có xây dựng một bộ phận kiểm tốn nội bộ làm việc hoàn toàn độc lập với những bộ phận khác.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Đánh giá rủi ro kí hiệu kí hiệu DGRR

Bảng 3.3 : Bảng tổng hợp thang đo các nhân tố đánh giá rủi ro Ký hiệu Yếu tố đo lường

của các nghiên cứu trước

Yếu tố đo lường được điều chỉnh phù hợp với đối tượng nghiên cứu

DGRR1 Xác định mục tiêu Lãnh đạo đơn vị xác định rõ ràng mục tiêu hoạt động của đơn vị trong năm hiện tại

Lãnh đạo ban hành quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong năm tới

DGRR2 Nhận diện rủi ro Đơn vị có xây dựng một bộ phận nhận diện, dự báo được rủi ro có thể tác động đến hoạt động kiểm soát của đơn vị, ảnh hưởng đến mục tiêu của đơn vị

DGRR3 Phân tích rủi ro, Đánh giá rủi ro

Đơn vị có tiến hành phân tích, đánh giá, phân loại mức độ rủi ro (cao, trung bình, thấp,..) qua từng thời kỳ hoạt động.

DGRR4 Đánh giá khẩu vị rủi ro

Đơn vị xây dựng một định mức rủi ro có thể chấp nhận được.

DGRR5 Phản ứng với rủi ro Đơn vị có tìm hiểu ngun nhân và thiết lập những biện pháp cụ thể để hạn chế rủi ro.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Hoạt động kiểm sốt kí hiệu HDKS

Bảng 3.4 Bảng tổng hợp thang đo nhân tố hoạt động kiểm soát Ký hiệu Yếu tố đo lường của

các nghiên cứu trước

Yếu tố đo lường được điều chỉnh phù hợp với đối tượng nghiên cứu

HDKS1 Thủ tục phê duyệt và ủy quyền

Đơn vị có ban hành các quy định về phân quyền trách nhiệm và ủy quyền cụ thể bằng văn bản. Các nghiệp vụ kinh tế trước khi phát sinh phải được người có thẩm quyền phê duyệt.

HDKS2 Phân quyền, đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm

Các cán bộ, cơng chức ở các phịng ban có sự phân quyền trách nhiệm chức năng quản lý và thực hiện. Một cá nhân không kiêm nhiệm nhiều công việc.

HDKS3 Xây dựng quy trình hoạt động

Các hoạt động trong đơn vị được xây dựng thành một quy trình rõ ràng.

HDKS4 Kiểm soát vật chất Đơn vị thường xuyên kiểm tra giá trị tài sản hiện hữu trong đơn vị.

Đơn vị thường xuyên tiến hành việc kiểm kê định kỳ tài sản và đối chiếu số liệu trên sổ sách kế toán

HDKS5 Soát xét của nhà quản lý cấp cao

Các trưởng phòng, trưởng ban thường xuyên kiểm tra, sốt xét các quy trình nghiệp vụ của từng bộ phận.

HDKS6 Phân tích rà sốt Đơn vị thường xun đánh giá hiệu suất hoạt động so sánh kết quả đạt được và mục tiêu đề ra để có phản ứng điều chỉnh cho phù hợp

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Thơng tin và truyền thơng kí hiệu TTTT

Bảng 3.5 Bảng tổng hợp thang đo nhân tố thông tin và truyền thông Ký hiệu Yếu tố đo lường của

các nghiên cứu trước

Yếu tố đo lường được điều chỉnh phù hợp với đối tượng nghiên cứu

TTTT1 Chất lượng thông tin Thông tin (về tình hình tài chính, tình hình hoạt động) được cung cấp đúng đối tượng, kịp thời, chính xác, liên tục,..

TTTT2 Hệ thống thông tin quản lý

Đơn vị ứng dụng hệ thống thông tin quản lý hiện đại trong toàn hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

TTTT3 Truyền thông trong nội bộ

Tất cả CBCC hiểu rõ cơng việc của mình, tiếp nhận đầy đủ chỉ thị từ cấp trên (đơn vị có một kênh thông tin nội bộ hiệu quả)

TTTT4 Truyền thơng ra bên ngồi

Đơn vị có xây dựng bộ phận tương tác với cá nhân bên ngồi nhằm đáp ứng nhu cầu thơng tin của người sử dụng.

Nhu cầu của công chúng về việc công bố cơng khai thơng tin.

Thơng tin tài chính về sử dụng ngân sách nhà nước được công bố công khai, minh bạch. Đơn vị có thiết lập một hệ thống tiếp nhận phản hồi từ người bên ngoài đơn vị: nhân dân, ngoại kiểm..

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Giám sát kí hiệu GS

Bảng 3.6 Bảng tổng hợp thang đo nhân tố giám sát Ký hiệu Yếu tố đo lường của

các nghiên cứu trước

Yếu tố đo lường được điều chỉnh phù hợp với đối tượng nghiên cứu

GS1 Giám sát thường xuyên Đơn vị có ban hành quy chế tự kiểm tra tài chính, kế tốn.

Đơn vị có bộ phận chuyên trách để đánh giá, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của đơn vị trong việc ghi chép sổ sách và báo cáo tài chính.

Hoạt động giám sát của HĐND với hoạt động UBND.

GS2 Giám sát định kỳ Các cơ quan ngoại kiểm : Kiểm toán nhà nước, thanh tra tỉnh thường xuyên có kế hoạch kiểm tra và giám sát hoạt động tài chính của các Sở, ban, ngành trực thuộc UBND Tỉnh

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Bảng 3.7 Bảng tổng hợp thang đo nhân tố công nghệ thông tin Ký hiệu Yếu tố đo lường của

các nghiên cứu trước

Yếu tố đo lường được điều chỉnh phù hợp với đối tượng nghiên cứu

CNTT1 Cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin

Nguồn lực công nghệ thông tin : hệ thống ứng dụng, cơ sở hạ tầng, con người.

Đơn vị ứng dụng công nghệ thông tin vảo mọi hoạt động của đơn vị

CNTT2 Hệ thống thông tin quản lý

Đơn vị xây dựng hệ thống thông tin quản lý đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng thông tin : chất lượng, an ninh, độ tin cậy của thông tin .

CNTT3 Hoạt động kiểm sốt cơng nghệ thông tin

Hoạt động kiểm soát chung Hoạt động kiểm soát ứng dụng Hệ thống an ninh thông tin

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Thang đo tính hữu hiệu của hệ thống KSNB

Biến phụ thuộc tính hữu hiệu của hệ thống KSNB được đo lường bằng biến quan sát sau :

- Hệ thống KSNB làm tăng độ tin cậy, chất lượng thông tin trên BCTC.

- Hệ thống KSNB làm giúp đơn vị phát hiện, ngăn ngừa các hành vi tham nhũng, lãng phí kinh phí, tài sản và nguồn lực nhà nước.

- Hệ thống KSNB đảm bảo cho đơn vị thực hiện các hoạt động kiểm soát và tuân thủ quy định pháp lý liên quan đến hoạt động đơn vị HCSN.

- Hệ thống KSNB giúp các hoạt động đơn vị được thực hiện trật tự, đạo đức, kinh tế, hiệu quả và hữu hiệu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 62 - 72)