Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 91 - 93)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3 Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống

4.3.1 Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Tác giả tiến hành sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng phương pháp nhất quán nội tại. Sử dụng phương pháp này trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm mục đích loại các biến rác khơng phù hợp vì các biến này gây nhiễu dữ liệu và tạo ra các yếu tố giả.( Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2009)

Ý nghĩa của việc đánh giá Cronbach Alpha là xem xét thang đo đó có đo lường cùng một khái niệm hay khơng. Trong một thang đo có chỉ số Cronbach’s Alpha càng cao

chứng minh những người được khảo sát sẽ hiểu cùng một khái niệm và có câu trả lời đồng nhất.

Hệ số Cronbach’s alpha có giá trị biến thiên trong khoảng [0,1] Tuy nhiên khi Cronbach Alpha quá lớn trong khoảng > 0,95 thì sẽ dẫn đến hiện tượng trùng lắp thang đo.(Nguyễn Đình Thọ, phương pháp nghiên cứu khoa học trog kinh doanh,

2011, trang 364)

Tiêu chuẩn trong kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha

Theo tài liệu (Nunnally, J.C. and Bernstein, 1994) về mức giá trị hệ số Cronbach Alpha như sau:

 Từ 0.75-0.95 : Thang đo có độ tin cậy tốt

 Từ 0.6-0.74 : Thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy  Từ 0-0.59 : Thang đo không đáng tin cậy

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ phản ảnh độ tin cậy của thang đo chứ nó khơng hỗ trợ trong việc xác định những biến quan sát nào nên phải loại bỏ trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Trong phần mềm SPSS sử dụng hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh đo lường để xem xét với tổng các biến cịn lại của thang đo (khơng tính biến đang xem xét) để xác định có nên loại biến này khơng.

Biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh lớn hơn 0.30 thì biến này đạt yêu cầu đo lường. (Nunnally & Bernstein 1994), (Nunnally, J. (1978), Psychometric

Theory, New York, McGraw-Hill)

Trong một số trường hợp khi thực hiện phân tích Cronbach’s Alpha, ngồi số liệu thống kê còn phải xem xét trên yếu tố giá trị nội dung của khái niệm. Trong trường hợp, một biến đo lường có ý nghĩa quan trọng nhưng có hệ số Cronbach’s Alpha thấp vẫn có thể giữ lại mà khơng bị loại bỏ đi.

Kết quả xử lý dữ liệu và hệ số Cronbach’s Alpha của từng thang đo của mơ hình trong các biến quan sát với kết quả được trình bày dưới đây:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)