Xây dựng mơ hình và giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 58 - 62)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Xây dựng mơ hình và giả thuyết nghiên cứu

3.3.1 Xây dựng mơ hình nghiên cứu

Dựa trên mơ hình nghiên cứu của các tác giả trước Amudo và Angella (2009), tác giả Nguyễn Đức Thọ, (2015),.. và nền tảng lý thuyết về thành phần trong khuôn mẫu báo cáo INTOSAI, COBIT gồm 6 thành phần là tiêu chí đánh giá hệ thống KSNB, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu như sau:

Hình 3.2: Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Phát triển của tác giả

Các giả thuyết nghiên cứu

Mơi trường kiểm sốt

Theo báo cáo của COSO 2013, INTOSAI định nghĩa mơi trường kiểm sốt phản ảnh sắc thái chung của một tổ chức, chi phối ý thức về kiểm soát của mọi thành viên trong tổ chức và là nền tảng của các bộ phận khác của KSNB. Đối với các đơn vị thuộc khu vực cơng mục tiêu chính khơng phải là việc tối đa lợi nhuận mà là tối đa lợi ích cộng đồng vì vậy nó đề cao việc xây dựng một mơi trường kiểm sốt hiệu quả để có thể đạt được mục tiêu trên.

Giả thuyết H1 được đưa ra như sau:

H1: Môi trường kiểm sốt tốt sẽ làm tăng tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc UBND Tỉnh Lâm Đồng.

Đánh giá rủi ro

Trong hoạt động của bất kỳ đơn vị nào cũng luôn tồn tại các rủi ro như rủi ro kiểm sốt, rủi ro tài chính, rủi ro tn thủ,… đặc biệt trong giai đoạn thay đổi cơ chế tài chính, hướng đến khả năng tự chủ của các đơn vị thuộc lĩnh vực công. Đánh giá rủi ro là một thành phần của hệ thống KSNB, đóng vai trị quan trọng trong việc lựa chọn các hoạt động kiểm sốt thích hợp để thực hiện.

Giả thuyết H2 được đưa ra như sau:

H2: Hoạt động đánh giá rủi ro ảnh hưởng tích cực đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các đơn vị HCSN thuộc UBNDN Tỉnh Lâm Đồng.

Hoạt động kiểm soát

Hoạt động kiểm sốt là các chính sách và thủ tục được thiết lập để giải quyết rủi ro và đạt được mục tiêu của tổ chức. Hoạt động kiểm soát tồn tại ở mọi bộ phận và mọi cấp độ tổ chức trong một đơn vị, đây là một hoạt động diễn ra liên tục, xuyên suốt trong mọi quy trình của một đơn vị. Các đơn vị HCSN sử dụng những quy định do nhà nước ban hành làm cơ sở cho hoạt động kiểm soát tại đơn vị.

Hoạt động kiểm sốt càng chặt chẽ, hiệu quả bao nhiêu thì sẽ giảm thiểu được mức độ rủi ro ở mức thấp nhất. Việc xây dựng một hoạt động kiểm soát tốt sẽ mang lại tính hiệu quả và hữu hiệu cho hệ thống KSNB của đơn vị đó.

Giả thiết H3 được đưa ra như sau:

H3: Hoạt động kiểm soát làm tăng tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các đơn vị HCSN thuộc UBND Tỉnh Lâm Đồng.

Thông tin và truyền thông là điều kiện không thể thiếu cho việc thiết lập, duy trì, nâng cao năng lực kiểm soát và để thực hiện tất cả các mục tiêu KSNB.

Thông tin là cần thiết ở tất cả các cấp của một tổ chức để có một hệ thống KSNB hiệu quả và đạt được mục tiêu của tổ chức. Chất lượng thông tin ảnh hưởng đến việc quyết định của người quản lý.

Truyền thông là một phần không thể thiếu của hệ thống KSNB nhằm mục đích truyền đạt, phổ biến thơng tin từ cấp trên xuống cấp dưới, bên trong ra bên ngoài và nhận phản hồi của công dân từ ngồi vào để hồn thiện quy trình hoạt động của bộ máy nhà nước.

Giả thuyết H4 được đưa ra như sau:

H4: Hoạt động thơng tin và truyền thơng tốt làm tăng tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại đơn vị HCSN thuộc UBND Tỉnh Lâm Đồng.

Giám sát

Giám sát là quá trình người quản lý đánh giá chất lượng của hệ thống KSNB. Vai trò của giám sát là nhằm mục đích xác định hệ thống KSNB tại đơn vị có được vận hành đúng như u cầu khơng, có những khiếm khuyết, lỗ hổng nào khơng, có cần chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với từng điều kiện tại đơn vị đó hay khơng.

Việc giám sát tốt, hiệu quả sẽ giúp đơn vị xây dựng và hồn thiện, nâng cao tính hiệu quả của hệ thống KSNB.

Giả thiết H5 được đưa ra như sau:

H5: Hoạt động giám sát chặt chẽ sẽ làm tăng tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại đơn vị HCSN thuộc UBND Tỉnh Lâm Đồng.

Công nghệ thông tin

Từ năm 1992-2003, quan điểm của khuôn mẫu COSO đã có quan điểm thay đổi về việc ứng dụng sự phát triển của khoa học công nghệ. Công nghệ thông tin là một thành phần của hệ thống KSNB. Công nghệ thông tin đảm bảo cho sự hữu hiệu của

hệ thống KSNB. Điểm yếu của khuôn mẫu COSO là không công nhận yếu tố :” công nghệ thông tin” là một trong những thành phần chính của hệ thống KSNB (Amudo, Angella, 2009)

COBIT (Control Objective for Information and related Technology) là một chuẩn quốc tế về quản lý công nghệ thông tin gồm những khuôn mẫu về cách thực hành tốt nhất về quản lý công nghệ thông tin do ISACA và ITGI xây dựng năm 1996.

Mục đích của Cobit là nghiên cứu và phát triển, quảng bá và xúc tiến các mục tiêu kiểm soát CNTT dành cho các nhà quản lý, những người kiểm tra áp dụng trong doanh nghiệp.

Trong hoạt động của các đơn vị hành chính sự nghiệp, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, việc xây dựng và phát triển chính phủ điện tử là một điều kiện thiết yếu để phát triển đất nước tránh tụt hậu so với nền kinh tế thế giới.

Việc xây dựng chính phủ điện tử sẽ mang lại những lợi ích sau :

(i) Cơng dân và các doanh nghiệp có thể dễ dàng truy cập, tiếp cận các thông tin mà nhà nước ban hành. Giảm thiểu thời gian cho công dân, doanh nghiệp.

(ii) Cơng dân có thể tham gia xây dựng chính sách, đóng góp vào q trình xây dựng chính sách pháp luật, q trình quản lý của chính phủ một cách tích cực, cơng bằng hơn.

(iii) Giảm chi phí cho bộ máy nhà nước.

(iv) Thực hiện một chính phủ hiện đại, hiệu quả, cơng khai, minh bạch, trong sạch, nói khơng với tham nhũng.

H6: Cơng nghệ thơng tin làm tăng tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các đơn vị HCSN thuộc UBND Tỉnh Lâm Đồng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 58 - 62)