NHU CẦU DINH DƢỠNG CỦA HEO CON

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp ngành chăn nuôi thú y ảnh hưởng của giống heo và phái tính lên sự sinh trưởng của heo con sau cai sữa tại huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre (Trang 25 - 28)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.4. NHU CẦU DINH DƢỠNG CỦA HEO CON

2.4.1. Nhu cầu năng lƣợng

Heo sống phải trao đổi năng lƣợng với mơi trƣờng bên ngồi ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động. Năng lƣợng của thức ăn vào cơ thể phải bù vào năng lƣợng mất đi do mọi hoạt động sống (duy trì), phần cịn lại chuyển hố thành thịt, mỡ... để heo sinh trƣởng và phát triển (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2002).

Theo Trƣơng Lăng (2000), heo con cần năng lƣợng để duy trì thân nhiệt, năng lƣợng do sự oxy hóa đƣờng trƣớc tiên trong máu.Vì vậy hàm lƣợng đƣờng huyết thƣờng biến động, heo con dễ khủng hoảng. Để có cơ sở bổ sung năng lƣợng cho heo con cần căn cứ vào mức năng lƣợng đƣợc cung cấp từ sữa mẹ và nhu cầu của heo con, từ đó quyết định mức bổ sung cho heo con. Nhƣng chỉ bắt đầu từ tuần tuổi thứ 3 heo con mới có nhu cầu bổ sung năng lƣợng, nhu cầu này càng cao do sữa mẹ cung cấp ngày càng giảm và nhu cầu của heo con ngày càng tăng (Vũ Đình Tơn và Trần Thị Thuận, 2005).

2.4.2. Nhu cầu protein và acid amin

Protein có tác dụng giúp cơ thể hoạt động bền vững và là nguồn dinh dƣỡng tạo chất hình thành thịt, mỡ, xƣơng, da. Có 2 loại acid amin loại thay thế và loại không thay thế đƣợc. Loại không thay thế đƣợc, cơ thể không tổng hợp đƣợc nên phải lấy từ thức ăn vào là: Lys, Trp, Thr, Phe, Met, Leu, Ile, Arg, His và Val. Trong đó, ba loại aa sau: Lys, Met + Cys, Trp là các aa tối quan trọng (Phạm Sỹ Tiệp, 2004). Theo Trƣơng Lăng (2003), cơ thể heo thiếu một trong những aa này là protein giá trị khơng hồn tồn. Thiếu Trp heo con ngừng sinh trƣởng, thể trọng giảm, hiệu quả sử dụng thức ăn kém. Lys có vai trị quan trọng trong hình thành xƣơng, ảnh hƣởng đến sự tổng hợp các nucleotid, hemoglobin, duy trì trạng thái bình thƣờng của cơ thể. Thiếu Lys con vật lƣời ăn, da khơ, giảm trọng lƣợng. Met có ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng, sự hoạt động của gan, sự điều hòa của tuyến giáp, khử độc các chất xâm nhập vào cơ thể. Thiếu Met sẽ giảm khả năng sinh trƣởng, giảm mức sử dụng nitơ và quá trình trao đổi chất bị rối loạn.

Theo Vũ Đình Tơn và Trần Thị Thuận (2005), cung cấp đủ protein cho heo con ở giai đoạn này rất quan trọng. Vì đây là thời kỳ sinh trƣởng rất mạnh của hệ cơ và lƣợng protein đƣợc tích lũy rất lớn. Thơng thƣờng trong khẩu phần thức ăn cho heo con phải đảm bảo từ 120 - 130 g protein tiêu hóa trên đơn vị thức ăn hoặc lƣợng protein thô trong khẩu phần 17 - 19%.

Bảng 2.4: Nhu cầu acid amin trong khẩu phần heo con (90 % VCK)

Nhu cầu

Trọng lƣợng cơ thể (kg) 3 - 5 5 - 10 10 – 20 Lƣợng DE trong khẩu phần (Kcal/kg) 3.400 3.400 3.400 Lƣợng ME trong khẩu phần (Kcal/kg) 3.625 3.625 3.625

Protein thô (%) 26,0 23,7 20,9 Arg (%) 0,59 0,54 0,46 His (%) 0,48 0,43 0,36 He (%) 0,83 0,73 0,63 Leu (%) 1,50 1,32 1,12 Lys (%) 1,50 1,35 1,15 Met (%) 0,40 0,35 0,30 Met + Cys (%) 0,86 0,76 0,65 Phe (%) 0,90 0,80 0,68 Phe + Tyr (%) 1,41 1,25 1,06 Thr (%) 0,98 0,86 0,74 Trp (%) 0,27 0,24 0,21 Val (%) 1,04 0,92 0,79 (Nguồn :NRC, 2000)

2.4.3. Nhu cầu chất khoáng

Trong cơ thể heo có 20 loại chất khoáng, gồm khoáng đa lƣợng nhƣ: Ca, P, Na, Cl… và khoáng vi lƣợng nhƣ Fe, Zn, I, Se, Cu,Mn… Các chất khoáng đảm nhiệm chức năng xúc tác các phản ứng sinh hóa trong tế bào, giữ vai trò cân bằng điện giải, ổn định độ PH của máu, duy trì áp suất thẩm thấu, tham gia hoạt động thần kinh thể dịch, tham gia cấu trúc tế bào (Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2004).

Bảng 2.5: Nhu cầu chất khoáng và vitamin trong khẩu phần của heo con ăn tự do (90% VCK) Nhu cầu Trọng lƣợng 3 - 5 5 – 10 10 – 20 Ca (%) 0,9 0,8 0,7 P tổng số (%) 0,70 0,65 0,60 Na (%) 0,25 0,20 0,15 Cl (%) 0,25 0,20 0,15 Mg (%) 0,04 0,04 0,04 K (%) 0,30 0,28 0,26 Cu (mg/kg) 6 6 5 I (mg/kg) 0,14 0,14 0,14 Fe (mg/kg) 100 100 80 Mn (mg/kg) 4 4 3 Se (mg/kg) 0,30 0,30 0,25 Zn (mg/kg) 100 100 80 (Nguồn: NRC, 2000)

2.4.4. Nhu cầu vitamin

Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), nếu nuôi gia súc bằng một khẩu phần chế biến từ các nguyên chất nhƣ chất bột đƣờng, chất béo, protein, chất khoáng theo nhu cầu của gia súc ta sẽ thấy con vật không lớn nhanh, hiệu quả sinh sản kém, dễ bị bệnh. Nguyên nhân là do trong khẩu phần cịn thiếu vitamin, do đó cần bổ sung vitamin vào khẩu phần để đạt đƣợc năng suất tối ƣu. Nuôi heo trong các chuồng nền xi măng sạch sẽ, heo ít đƣợc tiếp xúc cỏ cây thì nhu cầu vitamin lại càng tăng lên. Thức ăn xanh là nguồn vitamin tự nhiên lý tƣởng.

Cơ thể heo con cần vit cho sự phát triển và phòng ngừa bệnh tật nhƣ A, B1, B12, C… Vit là chất xúc tác sinh học tổng hợp, phân giải các chất dinh dƣỡng, tham gia cấu tạo màng tế bào. Mặc dù vit vô cùng nhỏ nhƣng có tác dụng lớn cho sinh trƣởng heo con. Thiếu vit A heo con có thể mù mắt, thiếu vit nhóm B heo con bị phù, viêm dây thần kinh, suy tim, viêm da, rụng lông, tiêu chảy… Thiếu vit D gây thiếu khống, cịi xƣơng, thiếu vit E bị thối hóa tim, gan (Trƣơng Lăng, 2000).

2.4.5. Nhu cầu về chất béo

Theo Trƣơng Lăng (2000), ở heo con năng lƣợng do lipid cung cấp chỉ chiếm 10 - 15%, phần lớn đƣợc dự trữ dƣới da, quanh nội tạng, lipid đƣợc hấp thu ở ruột non. Heo con tiêu hóa lipid cao hơn heo lớn, vì lipid của heo con bú sữa chủ yếu ở dạng nhũ hóa, lipid nhiều heo con tiêu chảy. Nếu glucid và lipid không cân bằng, sẽ xảy các thể ceton trong q trình oxy hóa. Bình thƣờng ceton trong máu đạt 1 - 2 mg% nhƣng khi dùng mỡ làm nguồn năng lƣợng chủ yếu thì ceton tăng lên 20- 30 mg%, gây hiện tƣợng ceton huyết đến ceton niệu. Cơ thể heo con bị toan huyết, heo con chết trong trạng thái hơn mê. Vì vậy trừ sữa mẹ ra, thức ăn cho heo con cần có hàm lƣợng mỡ thấp.

2.4.6. Nhu cầu về nƣớc

Theo Vũ Đình Tơn và Trần Thị Thuận (2005), nƣớc có vai trò hết sức quan trọng. Nƣớc chiếm 60 - 75% khối lƣợng cơ thể, tỷ lệ này sẽ giảm dần xuống cịn 45 - 60% ở heo lớn. Ngồi ra, nƣớc là dung mơi hịa tan các chất để dễ hấp thu và vận chuyển các chất, nƣớc có thể điều hịa thân nhiệt và có tác dụng và bơi trơn và bảo vệ các khớp.

Theo Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (2002), nếu cơ thể heo thiếu nƣớc sẽ dẫn đến làm giảm sự tiếp thu thức ăn, giảm tăng trọng, nếu thiếu nƣớc kéo dài thì nƣớc trong cơ thể heo sẽ cạn kiệt làm đình trệ các quá trình trao đổi chất, các hoạt động sinh lý và chết. Động vật có thể nhịn ăn trong hai tuần nhƣng không thể nhịn uống trong 48 giờ. Nhu cầu uống nƣớc của heo phụ thuộc vào lƣợng thức ăn tiếp nhận (thƣờng 2 nƣớc : 1 thức ăn), nhiệt độ môi trƣờng, lƣợng nƣớc yêu cầu tỷ lệ thuận với nhiệt độ môi trƣờng.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp ngành chăn nuôi thú y ảnh hưởng của giống heo và phái tính lên sự sinh trưởng của heo con sau cai sữa tại huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)