Hàm lƣợng khí tối đa trong chuồng

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp ngành chăn nuôi thú y ảnh hưởng của giống heo và phái tính lên sự sinh trưởng của heo con sau cai sữa tại huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre (Trang 32 - 33)

Chất khí Hàm lƣợng trong chuồng ni

Đối với con ngƣời Đối với heo

H2S 5 10

NH3 7 – 10 10

CO 50 100

CO2 - 3000

(Nguồn Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000) 2.6.3 Chuồng heo cai sữa

Theo Trần Văn Phùng (2005), heo con những ngày đầu cai sữa thƣờng gặp stress bất lợi cho sinh trƣởng, phát triển của chúng. Mặt khác, heo vừa chuyển từ môi trƣờng bú sữa mẹ là chủ yếu sang môi trƣờng tự lập hoàn toàn. Heo cũng thƣờng bị xáo trộn, do phân thành các ô khác nhau theo khối lƣợng nên thƣờng kém ăn, dễ bị lây nhiễm bệnh tật nên heo phải đƣợc sống trong điều kiện tiểu khí hậu chuồng thơng thống và nhiệt độ chuồng thích hợp. Heo con cai sữa đƣợc ni trên chuồng lồng, heo cai sữa thƣờng ni theo bầy, mỗi bầy trung bình từ 10 - 12 con. Kích thƣớc mỗi ơ chuồng: dài 2,5 m, rộng 3 m, cao 0,8 m, khoảng cách giữa các chấn song của thành chuồng là 10 cm, chuồng có sàn cao cách mặt đất từ 30 – 60 cm. Sàn chuồng đƣợc lót bằng tấm vĩ nhựa chun dùng. Mỗi ơ chuồng có một máng ăn tự động và hai núm uống tự động.

2.7 CƠNG TÁC THƯ Y

2.7.1 Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi

Theo Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Cơi (2005), ngun tắc chung về vệ sinh phịng bệnh bao gồm vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn ni, nên có khu vực ni và chuồng phù hợp với các loại heo và độ tuổi khác nhau. Cần giữ cho chuồng trại ln thơng thống, đủ ánh sáng, mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Thƣờng xuyên quét dọn, định kỳ tẩy uế, khử trùng chuồng nuôi, cọ rữa và tiêu độc máng ăn, máng uống và các dụng cụ chăn nuôi nhƣ cuốc, xẻng, ủng, quần áo bảo hộ… Sau mỗi đợt nuôi, phải vệ sinh chuồng trại và khử trùng tiêu độc, sau đó để trống chuồng khoảng 3 - 5 ngày trƣớc khi nuôi lứa mới.

Các biện pháp khử trùng tiêu độc: Sử dụng ánh nắng mặt trời để phơi máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi. Rắc vôi bột hoặc quét nƣớc vơi pha lỗng nồng độ 10% (1kg vơi tơi/10lít nƣớc) xung quanh và bên trong chuồng nuôi, để 2 - 3 ngày rồi quét dọn. Dùng một số hóa chất sát trùng nhƣ Formol từ 1 - 3%, Crezil 3 - 5%, Cloramin - T… theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất.

Vệ sinh thức ăn và nƣớc uống: Không sử dụng thức ăn bị ôi, thiu, mốc. Không cho heo ăn thức ăn không rõ nguồn gốc hoặc đã quá hạn sử dụng. Không cho heo ăn các phụ phẩm và các loại thịt sống của heo bệnh và heo mua từ chợ về không rõ nguồn gốc. Sử dụng nƣớc uống sạch, không dùng nƣớc đục, nƣớc ao hồ tụ động hoặc nƣớc giếng có hàm lƣợng sắt cao cho heo uống.

2.7.2 Phòng bệnh bằng vaccin

Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007), sử dụng vaccine là biện pháp phịng bệnh chủ động có hiệu quả nhất. Thơng thƣờng vaccine chỉ có tác dụng trong thời gian nhất định, do đó việc tiêm nhắc lại với một số vaccine là cần thiết.

Đối với các bệnh truyền nhiễm cần đƣợc tiêm phòng cho heo con (bảng 2.7) gồm dịch tả, tụ huyết trùng, phó thƣơng hàn. Riêng vaccine lở mồm long móng (LMLM) phải do cơ quan thú y địa phƣơng quyết định (Trần Văn Phùng, 2005).

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp ngành chăn nuôi thú y ảnh hưởng của giống heo và phái tính lên sự sinh trưởng của heo con sau cai sữa tại huyện mỏ cày nam, tỉnh bến tre (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)