Tháp ba nhu cầu của David McClelland

Một phần của tài liệu Tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến động lực làm việc của người lao động tại khu công nghiệp chuyên sâu phú mỹ 3, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 39 - 42)

Sự pha trộn từ những nhu cầu của một cá nhân hình thành nên hành vi và động lực của họ trong công việc hàng ngày cũng như trong cuộc sống. Sự kết hợp khác nhau tạo ra những điểm mạnh và điểm yếu, xu hướng làm việc và những hành vi nguy cơ có thể xảy ra tại nơi làm việc

Nhận thức được nhu cầu của bản thân sẽ giúp bản thân nâng cao khả năng nhận thức, tự quản lý và đưa ra những mục tiêu hoặc quyết định trong công việc và cuộc sống. Tương tự, khi một nhà quản trị nhận biết được xu hướng nhu cầu của nhân viên cấp dưới, sẽ giúp cho việc quản lý trở nên dễ nắm bắt hơn.

Tuy nhiên, khơng phải ai cũng có xu hướng thể hiện tất cả nhu cầu và cảm xúc của mình ra ngồi. Hầu hết mọi người lựa chọn việc không thể hiện quá nhiều cảm xúc của bản thân. McClelland sử dụng lý thuyết tảng băng trôi để làm dẫn chứng cho điều này. Những gì chúng ta nhìn thấy về người khác dựa trên thái độ, hành vi, kỹ năng, cảm xúc của họ thực hiện hàng ngày. Còn những thứ chúng ta khơng thể nhìn thấy được bên dưới bề mặt ấy chính là con người thật của họ, bao gồm: động cơ, tính cách, lịng tin và quan điểm cá nhân. Sự phân chia nội tại và bên

38

ngoài rất giống với khái niệm về tính cách bên ngồi và đạo đức nội tại của con người.

Nhu cầu thành tựu (Achievement)

Được thể hiện như một động lực hướng tới việc trau dồi bản thân, hoàn thành nhiệm vụ được giao, đạt được hiệu suất cao trong công việc cũng như các kết quả cạnh tranh khác.

Ưu điểm: những các nhân có nhu cầu thành tựu cao thường có động cơ thúc đẩy cao. Họ có thể là một thành viên quan trọng trong một tập thể để thúc đẩy những thành viên khác. Khi tập trung họ có thể thực hiện được những cơng việc với độ khó cao để cho ra kết quả tốt. Động lực và thử thách chính là thứ họ cần để giữ cho tinh thần luôn được hoạt động một cách tốt nhất

Nhược điểm: với những người nhiệt huyết và có cảm xúc mạnh, nếu có vấn đề xảy ra không theo ý của bản thân, họ rất dễ trở nên bi quan và thất vọng. Như đã đề cập ở trên, những cảm xúc tiêu cực thường sẽ dẫn đến những hành vi có khả năng gây ảnh hưởng xấu.

Nhu cầu quyền lực (Power)

Nhu cầu quyền lực thể hiện mong muốn hướng tới sức mạnh, quyền lực, như một cảm xúc để hướng tới sự thỏa mãn về địa vị, sự ảnh hướng, cảm giác chiến thắng. Những cá nhân có nhu cầu quyền lực cao thường là những người muốn được tôn trọng và muốn thế hiện uy quyền trước người khác.

Ưu điểm: Những người có nhu cầu về quyền lực cao thường rất quyết đốn, sẵn sàng đưa ra những quyết định khó khăn, hành động cần thiết để đạt được mục tiêu của mình. Đồng thời, có thể trở thành động lực trong việc thúc đẩy những người xung quanh.

Nhược điểm: Những người này thường tập trung vào mục tiêu của bản thân hơn là mục tiêu chung của tập thể. Họ có lịng tự tơn cao, ln theo đuổi mục tiêu của cá nhân, có khả năng sẽ gây hại cho tập thể chỉ để đạt được kết quả theo ý muốn.

39

Nhu cầu thứ ba được trình bày trong học thuyết này là nhu cầu liên kết. Nhu cầu thể hiện bản thân nó như một cảm xúc để được u thích và chấp nhận. Những cá nhân này mong muốn có được những mối quan hệ làm việc và hợp tác trong tập thể.

Ưu điểm: Cá nhân có nhu cầu cao về mặt cảm xúc có xu hướng muốn được làm việc trong một mơi trường hịa đồng, thân thiện. Họ thường muốn duy trì và mở rộng các mối liên hệ để hỗ trợ cho công việc.

Nhược điểm: những cá nhân có xu hướng cảm xúc mạnh thường khó kiểm sốt bản thân, khơng đủ chính kiến để bảo vệ quan điểm của mình. Khơng đủ quyết đốn để dẫn dắt một tập thể, làm ảnh hướng đến sự quyết định chung, dễ gây khó chịu cho những người xung quanh.

2.5. Các cơng trình nghiên cứu ở nƣớc ngồi

2.5.1. Mơ hình nghiên cứu của Abby M. Brooks (2007)

Động lực làm việc luôn là một trong những chủ đề đáng lưu ý tại doanh nghiệp. Nó mang lại những ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu suất cơng việc mà cịn ảnh hướng đến đường lối quản trị của lãnh đạo công ty.

Từ những nghiên cứu đi trước, Abby M. Brooks (2007) cũng đã thực hiện cơng trình nghiên cứu của bản thân trên nền tảng bảng khảo sát thực viện với hơn 180 người khác nhau trên toàn nước Mỹ. Tác giả đã đúc kết ra được những kiến thức và tạo ra mơ hình giả thuyết như sau:

40

Một phần của tài liệu Tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến động lực làm việc của người lao động tại khu công nghiệp chuyên sâu phú mỹ 3, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 39 - 42)