Các cơng trình nghiên cứu ở trong nƣớc

Một phần của tài liệu Tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến động lực làm việc của người lao động tại khu công nghiệp chuyên sâu phú mỹ 3, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 44 - 46)

CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

2.6.Các cơng trình nghiên cứu ở trong nƣớc

2.6.1. Nghiên cứu của Lƣu Thị Bích Ngọc và các tác giả khác (2013)

Tại Việt Nam, tác giả Lưu Thị Bích Ngọc và các tác giả khác đã phát triển mơ hình nghiên cứu của mình dựa trên nền tảng cơ sở của thuyết 2 nhân tố Hersberg cũng như mơ hình nghiên cứu của Teck-Hong và Waheed (2011). Nhóm tác giả

43

thực hiện khảo sát nhóm đối tượng bao gồm 136 nhân viên làm việc tại các khách sạn có tiêu chuẩn từ 3-5 sao trên khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra có tất cả bốn trên 11 yếu tố có ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động theo thứ tự nhỏ dần, như: Mối quan hệ với cấp trên, Cơ hội phát triển nghề nghiệp, Điều kiện và môi trường làm việc, Bản chất công việc

Ý nghĩa của nghiên cứu cho thất các nhà lãnh đạo, quản lí nên tạo sự thoải mái, để ý đến những nhu cầu và lo lắng của nhân viên, nhằm đưa ra những phương án hỗ trợ kịp thời. Nhân viên sẽ cảm thấy có động lực hơn khi nhận được hỗ trợ từ cấp trên, và cảm thấy hài lịng vì mơi trường cơng việc ổn định. Khi hài long thì nhân viên sẽ trở nên nhiệt tình hơn, chủ động hơn trong cơng việc.

2.6.2. Nghiên cứu của Bùi Thị Minh Thu và Lê Nguyễn Đoan Khôi (2014)

Bùi Thị Minh Thu và Lê Nguyễn Đoan Khôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên trực tiếp sản xuất ở tổng công ty lắp máy Việt Nam (Lilama)”, Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra có bảy thành phần ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên bao gồm: Điều kiện làm việc, Thu nhập và chế độ phúc lợi, Văn hóa cơng ty, Mối quan hệ với lãnh đạo, Mối quan hệ với đồng nghiệp, Sự tự chủ trong công việc, Cơ hội đào tạo và phát triển. Theo tác giả, sự có mặt nhóm yếu tố “Văn hóa doanh nghiệp” trong thành phần thang đo của nghiên cứu trong nước và thế giới giúp củng cố thêm độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu của tác giả khi đưa nhân tố văn hóa doanh nghiệp vào nghiên cứu động lực làm việc của nhân viên trực tiếp sản xuất tại doanh nghiệp. Mặc dù trên nghiên cứu của Kovach (1987) không nêu rõ yếu tố này

2.6.3. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Trang (2012)

Từ mơ hình nghiên cứu về 10 yếu tố động viên của Kenneth S.Kovach (1987), tác giả Nguyễn Thị Thu Trang đã lựa chọn và kế thừa, điều chỉnh thành 8 yếu tố cho mơ hình nghiên cứu đề xuất của đề tài nghiên cứu. Dữ liệu thu được sẽ được

44

phân tích qua phần mềm SPSS để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Kết quả phân tích thu được cho thấy các nhân tố về chính sách đãi ngộ có ánh hưởng đến động lực làm việc nhiều nhất. Xếp thứ hai chính là cơ hội đào tạo và phát triển công việc, theo sau đó là mối quan hệ với đồng nghiệp.

Từ kết quả đạt được, tác giả đã đề xuất một số phương án nhằm tạo động lực làm việc cho nhân viên như: Các doanh nghiệp nên nâng xây dựng những chính sách về lương bổng và phúc lợi tốt cho người lao động. Đầu tư vào các chính sách đào tạo và phát triển năng lực, vì mỗi doanh nghiệp sẽ có những đặc thù và lĩnh vực khác nhau. Người lao động luôn cần được hướng dẫn, dẫn dắt từ những người đi trước dày dặn kinh nghiệm. Ngoài ram doanh nghiệp cần phải đưa ra những cơ hội về thăng tiến để nhân viên có thêm động lực trau dồi học hỏi, phát triển sự nghiệp của mình

Một phần của tài liệu Tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến động lực làm việc của người lao động tại khu công nghiệp chuyên sâu phú mỹ 3, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 44 - 46)