Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 37)

Chương 3 THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NHĐT CỦA

3.1.2.1. Tình hình huy động vốn

Tình hình huy động tồn hệ thống

ACB thực hiện huy động các dạng tiền gửi bao gồm: tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền ký quỹ, tiền gửi vốn chuyên dùng.

Bảng 3.2 dưới đây là bảng dữ liệu tổng hợp thể hiện số dư tiền gửi huy động qua các năm từ năm 2010 đến năm 2014.

Bảng 3.2: Nguồn vốn huy động

Đơn vị: triệu VND

Loại tiền gửi 2010 2011 2012 2013 2014 Tiền gửi không kỳ hạn 10.390.818 14.687.633 6.436.669 17.798.615 20.539.098 Tiền gửi có ký hạn 8.549.756 23.305.228 12.869.170 11.787.998 16.436.657 Tiền gửi tiết kiệm 85.490.588 97.580.356 104.596.065 106.696.736 115.554.540 Tiền ký quỹ 2.419.692 6.527.699 1.188.628 1.302.462 1.555.687 Tiền gửi vốn chuyên

dùng

85.757 117.175 143.063 525.025 527.606

Tổng cộng 106.936.911 142.218.091 125.233.595 138.110.836 154.613.588

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Á Châu

Mặc dù có rất nhiều biến động diễn ra trong nền kinh tế cũng như ngành ngân hàng, làm cho tổng tài sản và lợi nhuận ngân hàng giảm đi rất nhiều trong giai đoạn đang phân tích. Tuy vậy, theo số liệu thống kê về tình hình huy động vốn của ngân hàng thì khơng có một sự biến động mạnh. Huy động tăng từ năm 2010 đến năm 2011, nhưng năm 2012 huy động giảm, tuy nhiên mức độ giảm cũng không đáng kể, đương nhiên là không tránh khỏi việc khách hàng rút tiền ra khỏi ngân hàng khi sự cố xảy ra vào thời gian này, tuy nhiên mức độ giảm là không đáng kể, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm không giảm, sự sụt giảm trong huy động vốn năm 2012

xảy ra là do sự sụt giảm ở các loại tiền gửi khác là tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền ký quỹ và tiền gửi vốn chuyên dùng. Điều này đã chứng tỏ được nổ lực của ngân hàng trong hoạt động việc kiểm sốt rủi ro, hạn chế tối đa tình trạng rút tiền của khách hàng ra khỏi hệ thống, khách hàng gửi tiết kiệm tại ACB cũng rất tin tưởng vào ACB, khách hàng vẫn duy trì mối quan hệ gửi tiền tại ngân hàng.

Tình hình huy động vốn tại ACB khu vực thành phố Hồ Chí Minh

Cùng với tình hình chung của tồn hệ thống, hoạt động huy động vốn tại ACB khu vực thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến năm 2014 gặp nhiều biến động. Đóng vai trị như khu vực trọng điểm của nền kinh tế cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế tài chính sơi động của quốc gia, do đó Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung rất nhiều ngân hàng và các cơng ty tài chính. Thế nên, hoạt động huy động vốn tại ACB khu vực thành phố Hồ Chí Minh đã gặp phải sự cạnh tranh mãnh liệt. Dường như do có sự cạnh tranh cho nên hoạt động huy động vốn tại ACB khu vực thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các khu vực khác trong toàn hệ thống. Theo số liệu tổng kết về tình hình huy động vốn tại các khu vực của khối khách hàng cá nhân thuộc hội sở ACB, tình hình huy động vốn của ACB khu vực thành phố Hồ Chí Minh qua các năm xét theo từng loại tiền gửi được thể hiện qua bảng 3.3

Bảng 3.3: Tình hình huy động vốn tại ACB khu vực thành phố Hồ Chí Minh

Đơn vị: triệu VND

Năm

Loại tiền gửi 2010 2011 2012 2013 2014

Tiền gửi không kỳ hạn 6.836.015 9.253.209 3.649.591 7.689.002 8.874.944 Tiền gửi có ký hạn 5.624.799 15.692.294 7.296.819 5.092.415 7.102.279 Tiền gửi tiết kiệm 56.253.504 61.475.624 59.305.969 46.092.990 50.931.117 Tiền ký quỹ 1.691.891 4.112.450 673.952 562.664 672.212 Tiền gửi vốn chuyên

dùng

56.419 73.820 81.117 226.811 227.979

Tổng cộng 70.462.628 90.607.397 71.007.448 59.663.882 67.808.531

Nguồn: Ngân hàng TMCP Á Châu

Qua bảng số liệu cho thấy tình hình huy động vốn tại ACB khu vực thành phố Hồ Chí Minh có cùng xu hướng với hệ thống, trong đó tiền gửi tiết kiệm vẫn

đạt tỷ trọng cao nhất trong các loại tiền gửi. Hoạt động huy động vốn tăng trưởng mạnh nhất là vào năm 2011 đạt đến 90.607.397 triệu VND nguyên nhân huy động trong giai đoạn này tăng mạnh nhất tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn này một phần là do lãi suất cao trong giai đoạn 2008-2012, mức lãi suất huy động tại thời điểm này có lúc cao lên đến 14%/năm đã khiến cho gửi tiết kiệm là một kênh đầu tư hấp dẫn cho người dân.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 37)