CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.5 Phương pháp theo dõi bệnh nhân
2.2.5.1Nội trú: Bệnh nhân vào viện được làm các xét nghiệm tồn bộ về
bệnh SLE và viêm thận lupus gồm: Các xét nghiệm về lupus
- Bổ thể C3, C4
- Kháng thể anti-DsDNA: độ nhạy 75%, độ đặc hiệu 95% . - KTKN: ≥0,14 dương tính; < 0,14: âm tính.
- Sàng lọc anti-phospholipid: PT, aPTT, Lupus anticoagulant; anti- cardiolipin IgG, IgM; anti-β2 glycoprotein-1 IgG, IgM.
- Các kháng nguyên nhân (anti-ENA): Anti-Ro, Anti-La (SSB), Anti- Smith hoặc Anti-Sm, Anti-RNP hoặc protein ribonuclear, Anti-SCL70 (anti- topoisomerase-1), Anti-Jo1.
Tổn thương hệ thống:
- Tổng phân tích tế báo máu, hồng cầu lưới, huyết đồ, test coombs trực tiếp, tốc độ lắng máu, CRP, tế bào niệu, Up/c hoặc protein 24 giờ, ure, creatinine, MLCT, điện giải đồ, khí máu, calci, phospho, phosphatase kiềm, acid uric
- Chức năng gan: SGOT, SGPT, bilirubin TP/TT/GT, protid, albumine - Cholesteron, triglycerid, LDL, HDL
- X-Quang phổi, siêu âm tim, điện tâm đồ
Sau khi được chẩn đốn xác định viêm thận lupus hoạt động hoặc đợt tái phát bệnh SLE hay tái phát viêm thận, bệnh nhân được sinh thiết thận và truyền methylprednisolone, sau đĩ áp dụng các phác đồ điều trị tùy thuộc lớp tổn thương mơ bệnh học. Thời gian theo dõi nội trú tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân và đáp ứng điều trị.
2.2.5.2Ngoại trú:
Khi tình trạng bệnh nhân ổn định, bệnh nhân được chuyển theo dõi ngoại trú tại phịng khám Thận-Lọc máu, bệnh viện Nhi Trung ương định kỳ 2-4 tuần/lần tùy thuộc vào đáp ứng lâm sàng, tổn thương thận ban đầu cũng như tổn thương ngồi thận. Nếu bệnh nhân cĩ chỉ định truyền methylprednisolone hoặc IVCYC hàng tháng, bệnh nhân được chỉ định nhập viện từng đợt để áp dụng phác đồ điều trị.
2.2.5.3Thời gian theo dõi:
Tất cả bệnh nhân được theo dõi định kỳ liên tục kể từ khi bắt đầu điều trị cho đến khi kết thúc nghiên cứu 02/2016. Thời điểm bắt đầu điều trị được tính từ ngày bắt đầu sử dụng methylprednisolone hoặc áp dụng các phác đồ điều trị.
Thời gian đánh giá bệnh nhân trong nghiên cứu là: Kỳ 1: sau 6 tháng; Kỳ 2: sau 12 tháng; Kỳ 3: sau 2 năm; Kỳ 4: sau 3 năm; Kỳ 5: sau 5 năm và thời điểm kết thúc nghiên cứu.
2.2.5.4Nội dung theo dõi
- Thể trạng chung bệnh nhân - Đánh giá về tình trạng bệnh:
+ Hồi phục hồn tồn, một phần hay khơng đáp ứng.
khỏe mạnh khơng tổn thương thận, tổn thương thận mạn, suy thận mạn, tử vong). Nguyên nhân tái phát (bệnh, bỏ điều trị…)
+ Chỉ số hoạt động bệnh (SLEDAI) hoặc chỉ số mạn tính bệnh (SLICC/ACR)
+ Các tác dụng phụ của thuốc: glucocorticoids, CYC, MMF; các biến chứng do bệnh, do điều trị
- Các nội dung trên được theo dõi qua hỏi bệnh sử, thăm khám lâm sàng và chỉ định các xét nghiệm:
- Về lâm sàng và xét nghiệm:
Lâm sàng: Bệnh nhân được theo dõi các thơng số về tăng trưởng (chiều
cao, cân nặng), huyết áp, các biểu hiện lâm sàng tại thận (phù, huyết áp, nước tiểu) và ngồi thận, đánh giá thang điểm SLEDAI, SLICC/ACR
Xét nghiệm:
Mỗi 2-4 tuần hoặc mỗi 2-3 tháng nếu bệnh nhân ổn định:
- Tổng phân tích tế báo máu, tốc độ lắng máu, tế bào niệu, Up/c hoặc protein 24 giờ, ure,creatinine, MLCT, điện giải đồ, khí máu, calci, phospho, ALP, acid uric.
- Chức năng gan: SGOT, SGPT, bilirubin TP/TT/GT, protid, albumine. - Cholesteron, triglycerid, LDL, HDL.
- Bổ thể C3, C4.
Mỗi 6 tháng hoặc 1 năm và kết thúc nghiên cứu:
- Ngồi các xét nghiệm trên cần đánh giá về lupus: KTKN, Anti-ds DNA, antiphospholipid. Đánh giá các tác dụng phụ thuốc: xét nghiệm về lỗng xương, điện tâm đồ, siêu âm tim và khám mắt.
- Thời điểm đánh giá trong nghiên cứu: 6 tháng đầu, 1 năm, 2 năm, 3 năm và thời điểm kết thúc nghiên cứu.