Phương hướng phát triển hoạt động dịch vụ ở doanh nghiệp thương mạ

Một phần của tài liệu Bài giảng Nghiệp vụ thương mại: Phần 2 - TS. Nguyễn Hoài Anh (Trang 32 - 33)

Do những đặc điểm của hoạt động dịch vụ khách hàng ở doanh nghiệp thương mại nên phương thức hoạt động dịch vụ phải rất linh hoạt, cơ động, mềm dẻo và kịp thời để đáp ứng các nhu cầu và yêu cầu đa dạng, nhiều của các khách hàng và trong các quan hệ với khách hàng. Từ khi giao dịch với khách hàng, tìm hiểu và xác định nhu cầu và yêu cầu dịch vụ của khách đến khi bắt đầu thực hiện các hoạt động dịch vụ phải rút ngắn thời gian tối đa. Các dịch vụ phải được thực hiện một cách chuyên nghiệp, có chất lượng cao để thỏa mãn tốt nhất yêu cầu của khách hàng, làm hài lòng khách hàng tạo sự tín nhiệm của khách hàng đối với doanh nghiệp.

Trong các phương thức hoạt động dịch vụ, doanh nghiệp thương mại cần phải xác định rõ các hình thức dịch vụ mà doanh nghiệp thương mại đảm nhận; nội dung hoạt động của từng hình thức (loại hình) dịch vụ. Khả năng và chất lượng cơng việc được đáp ứng; thời hạn hồn thành; giá cả cho mỗi loại hình dịch vụ; phương thức giao nhận; phương thức thanh tốn...

Khi khách hàng có nhu cầu và yêu cầu dịch vụ, đặc biệt những dịch vụ lớn, thường xuyên của khách hàng trọng điểm, cần có sự tìm hiểu nhu cầu và u cầu của khách hàng, có sự hướng dẫn chu đáo hình thức dịch vụ mà doanh nghiệp đáp ứng. Doanh nghiệp thương mại (các bộ phận hoạt động dịch vụ) chuẩn bị sẵn các hợp đồng

dịch vụ. Trong hợp đồng dịch vụ đã ghi rõ các nội dung dịch vụ khách hàng mà doanh nghiệp thương mại có thể đáp ứng: loại hình dịch vụ, khối lượng; chất lượng dịch vụ; phương tiện thực hiện; phương thức thanh toán; thời gian thục hiện; trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên... Doanh nghiệp thương mại đưa hợp đồng cho khách hàng nghiên cứu trước hoặc giới thiệu để khách hàng biết, nếu khách hàng đồng ý thì hai bên cùng ký kết. Hợp đồng dịch vụ sẽ là căn cứ pháp lý để bảo vệ lợi ích của cả hai bên và để khách hàng theo dõi việc thực hiện.

Các dịch vụ khách hàng ở doanh nghiệp thương mại cần được phát triển theo các phương hướng sau:

Thứ nhất, phát triển các hoạt động dịch vụ mà nhiều khách hàng có nhu cầu.

Những nhu cầu về dịch vụ này cần phải được đáp ứng, nếu không được đáp ứng, doanh nghiệp thương mại sẽ bị mất khách hàng. Chẳng hạn, tất cả các chợ truyền thống đều tổ chức trông giữ xe máy cho khách hàng vào chợ mua sắm với giá cả phải chăng để thu hút khách hàng vào chợ. Nhiều doanh nghiệp hoặc cửa hàng tư nhân nhận trông xe miễn phí cho khách hàng mua sắm.

Thứ hai, phát triển các hoạt động dịch vụ mà doanh nghiệp thương mại có khả

năng phát triển. Doanh nghiệp thương mại cần phải xem xét, lân tích các nguồn lực về cơ sở vật chất, kỹ thuật, chuyên môn của cán bộ công nhân viên của đồnh nghiệp; tìm ra khả năng, thế mạnh mà doanh nghiệp có thể phát triển để phục vụ khách hàng.

Thứ ba, đa dạng hóa các dịch vụ phục vụ khách hàng. Từ một dịch vụ chính,

doanh nghiệp thương mại phát triển nhiều loại dịch vụ phục vụ khách hàng, đa dạng hóa các loại dịch vụ phục vụ khách hàng tạo cho doanh nghiệp thương mại có đủ các hoạt động dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và thực hiện một chuỗi dịch vụ nhằm thỏa mãn đầy đủ đến mức cao nhất nhu cầu và yêu cầu về dịch vụ của khách hàng.

Thú tư, nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp trong hoạt động dịch vụ khách

hàng. Doanh nghiệp thương mại phải nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động dịch vụ khách hàng. Nâng cao tính chuyên nghiệp phục vụ khách hàng thực chất là nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng, nhưng đồng thời phải giảm chi phí sao cho giá cả dịch vụ khách hàng có thể chấp nhận được. Trong điều kiện nước ta hiện nay, do nguồn lao động dồi dào, việc làm cịn thiếu, hạ giá cả dịch vụ có ý nghĩa kinh tế rất lớn trong cạnh tranh. Nếu như giá dịch vụ cao, khách hàng sẽ không chấp nhận dịch vụ.

Một phần của tài liệu Bài giảng Nghiệp vụ thương mại: Phần 2 - TS. Nguyễn Hoài Anh (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)