Tổn thương chỗ phân nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hiệu quả điều trị một số tổn thương động mạch vành bằng phương pháp nong bóng có phủ thuốc (Trang 49 - 50)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ VỀ

1.5.4. Tổn thương chỗ phân nhánh

Can thiệp chỗ phân nhánh là một can thiệp phức tạp và đặc biệt là phòng ngừa tái hẹp nhánh bên là một thách thức. Trong các nghiên cứu so sánh với nong bằng bóng thường, PEB đã cho thấy những lợi ích hơn hẳn. Tuy nhiên, các thử nghiệm ngẫu nhiên lại chưa chứng minh được chiến lược chỉ dùng PEB so sánh với BMS hoặc DES. Tiếp theo nghiên cứu sổ bộ Utrecht về tính khả thi của PEB cho tổn thương chỗ phân nhánh[143], trong một nghiên cứu đa trung tâm, PEB được lựa chọn ngẫu nhiên cho tổn thương chỗ phân nhánh, có 117 bệnh nhân có tổn thương chỗ phân nhánh được chia làm 3 nhóm: nhóm nong với bóng thường và đặt Stent phủ thuốc paclitaxel,

nhóm PEB + BMS và nhóm BMS với nong bóng thường[144]. Nhóm được nong trước với PEB khơng chứng minh được sự vượt trội hơn nhóm BMS và kém hơn nhóm có đặt DES qua tiêu chí mất lịng mạch muộn sau 6 tháng. Tuy nhiên, nhóm sử dụng PEB cho thấy độ an tồn và khơng có huyết khối mặc dù chỉ sử dụng liệu pháp kép tiểu cầu trong 3 tháng. Thử nghiệm BABILON trial lấy ngẫu nhiên trong 108 bệnh nhân có tổn thương chỗ phân nhánh được sử dụng PEB + BMS hoặc DES phủ everolimus [145]. Tiến trình được tiến hành tuần tự nong nhánh chính/nhánh bên với PEB, sử dụng kỹ thuật provisional T-Stenting với BMS trong nhánh chính cho nhóm sử dụng PEB, và đặt everolimus DES (EES) cho nhóm DES. Chiến lược PEB + BMS chỉ ra có LLL nhiều hơn và tăng biến cố MACE so với nhón EES. Cả hai nhóm cho kết quả như nhau đối với can thiệp nhánh bên.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hiệu quả điều trị một số tổn thương động mạch vành bằng phương pháp nong bóng có phủ thuốc (Trang 49 - 50)