Theo trị số HA, các ngưỡng HA áp dụng để chẩn đốn THA như sau: Tại phịng khám/ bệnh viện: HA tâm thu ≥ 140 và hoặc HA tâm trương ≥ 90 mmHg.
Đo Holter HA 24h:
Ban ngày (hoặc lúc ngủ dậy): HATT ≥ 135mmHg và/ hoặc HATTr ≥ 85 mmHg.
Ban đêm (hoặc lúc đi ngủ): HATT≥120mmHg và/hoặc HATTr≥70mmHg.
Tính trong 24h: HATT≥130 mmHg và/hoặc HATTr≥80mmHg. Đo HA tại nhà ( tự đo): HATT≥135 mmhg và/hoặc HATTr≥85 mmHg.
2.5.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lipit máu {24]:
LDL-C(mg%) Triglyceride(mg%)
<100 Tối ưu < 150 Bình thường 100-129 Gần tối ưu 150-199 Cao giới hạn 130-159 Cao giới hạn 200-499 Cao
160-189 Cao ≥ 500 Rất cao ≥ 190 Rất cao
Cholesterol (mg%) HDL-C(mg%)
< 200 Bình thường < 40 Thấp 200-239 Cao giới hạn ≥ 60 Cao ≥ 240 Cao
2.5.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường ( WHO 1999), dựa vào một trong 3 tiêu chí: [25]
- Đường huyết lúc đói ≥ 126 mg/dl (7 mmol/l).
- Đường huyết ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (với 75gram glucose) ≥ 200 md/dl ( 11,1 mmol/l).
- Có các triệu chứng của đái tháo đường (lâm sàng); mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl).
2.5.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện hút thuốc lá mức độ thực thể theo thang điểm Fagerstrom thu gọn (trả lời 2 câu hỏi sau):[187]
1. Anh/chị bắt đầu hút thuốc lá sau khi thức dậy buổi sáng bao lâu?
≤ 5 phút : 3 điểm; 6-30 phút: 2 điểm; 31-60 phút: 1 điểm; 60 phút: 0 điểm 2. Anh hút bao nhiêu điếu thuốc lá mỗi ngày:
≤ 10 điếu: 0 điểm; 11-20 điếu: 1 điểm; 21-30 điếu: 2 điểm; > 30 điếu: 3 điểm
Đánh giá mức độ:
Nhẹ: 0-2 điểm; Trung bình: 3-4 điểm; Nặng: 5-6 điểm:
2.6. THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
Xử lý số liệu: Số liệu được thu thập bằng phiếu lấy thông tin từ hồ sơ
bệnh án, sau khi thu thập được làm sạch, mã hóa và xử lý các thơng tin trên phiếu điều tra. Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 19.0.
Phân tích số liệu:
Với mục tiêu 1: Phân tích đơn biến được tiến hành để mơ tả đặc điểm hình thái lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân trước khi tiến hành thủ thuật. Bảng tần số mô tả các biến định lượng. Các biến liên tục được tính theo giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn SD. Kiểm định “t-test ghép cặp” được sử dụng để phân tích sự thay đổi có ý nghĩa thống kê của sự thay đổi kích thước lịng mạch trước, sau can thiệp và theo thời gian.
Với mục tiêu 2: sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính kiểm định đơn biến và đa biến về mối liên quan của các yếu tố ảnh hưởng với biến đầu ra là phần trăm hẹp của đường kính lịng mạch (đơn vị: %) và mức độ mất lòng mạch muộn (đơn vị: milimet). Sử dụng khoảng tin cậy (Confidence intervòal) 95% với giá trị p < 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê.
2.7. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU
Các thông tin riêng của bệnh nhân trong hồ sơ hoàn toàn bảo mật và chỉ sử dụng cho nghiên cứu. Đề cương nghiên cứu được thông qua hội đồng xét duyệt của trường Đại học Y Hà nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định. Nghiên cứu được Bệnh viện Bạch Mai và Trường Đại Y Hà Nội chấp nhận.
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ nghiên cứu
N = 60 BN (gồm 94 tổn thương)
(tổn thương tái hẹp trong Stent = 30 ; tổn thương mạch nhỏ = 30; tổn thương khơng phù hợp cho nong Bóng phủ thuốc =34)
NONG BÓNG PHỦ THUỐC N=2
(DEB + Stent cứu nguy)
N = 58 (DEB) (THEO DÕI)
Khám lâm sàng, cận lâm sàng : tại tháng thứ 1,3,6, và sau mỗi 6 tháng …. CHỤP MẠCH VÀNH SAU 6 THÁNG
N = 37
(tổn thương tái hẹp trong Stent = 24; tổn thương mạch nhỏ = 13)
N = 4 N = 33
(BỊ TÁI HẸP) (KHÔNG BỊ TÁI HẸP)
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG --->MỨC ĐỘ HẸP LẠI (LLL,DS)