Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hiệu quả điều trị một số tổn thương động mạch vành bằng phương pháp nong bóng có phủ thuốc (Trang 72 - 75)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu

Bảng 3.1. Đặc điểm lâm sàng chung của nhóm nghiên cứu Đặc điểm Nhóm NC Đặc điểm Nhóm NC (n=60) ISR (n=30) SVD (n=30) Tuổi (năm) 64,1  9,09 66,9  8,69 61,3  8,79 Chiều cao (cm) 161,7  5,37 160,4  5,59 162,4  4,72 Cân nặng (kg) 59,6  6,39 58,6  5,59 60,4  7,24 BMI (kg/m2) 22,8  1,94 22,8  1,45 22,8  2,35 Nam, n(%) 51 (85 %) 24 (80%) 27 (90%) Nữ, n(%) 9 (15 %) 06 (20%) 03 (10 %) Tiền sử BTTMCB, n(%) 42 (70 %) 30 (100 %) 12 (40 %) Tiền sử can thiệp ĐMV, n(%) 39 (65%) 30 (100 %) 9 (30 %)

NMCT,n(%) 10 (16,7%) 1 (3,3%) 9 (30%) ĐTNKOĐ, n(%) 33 (55%) 22 (73,3%) 11 (36,7%) ĐTNOĐ, n(%) 17 (28,3%) 7 (23,3%) 10 (33,3%) HA tâm thu (mmHg) 131,8  23,58 128,8 22,84 134,8  24,3 HA tâm trương (mmHg) 77,9  11,91 76,5  12,67 79,3  11,12 Tần số tim (ck/ph) 78,8  10,47 81,1  9,89 75,8  10,75 CCS 1, n(%) 9 (15%) 1 (3,3%) 8 (26,7%) CCS 2, n(%) 47 (78,3%) 27 (90,0%) 20 (66,6%) CCS 3, n(%) 4 (6,7%) 2 (6,7%) 2 (6,7%)

3.1.1.1. Đặc điểm về giới

Nhận xét: Bảng 3.1. cho thấy trong số 60 bệnh nhân can thiệp ĐMV,

chung cho 2 nhóm có 51 nam (85%) và 09 nữ (15%), tỉ số nam/ nữ là 5,7/1. Riêng cho mỗi nhóm, nhóm ISR có 24 nam (80%) và 6 nữ (20%), tỉ số nam/nữ 4/1; cịn ở nhóm mạch nhỏ có 27 nam (90%) và 3 nữ (10%), tỉ số nam/nữ là 9/1.

3.1.1.2. Đặc điểm về tuổi

Biểu đồ 3.1. Phân bố các đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi Nhận xét: Tuổi trung bình chung cho cả 2 nhóm là 64,1  9,09. Tuổi Nhận xét: Tuổi trung bình chung cho cả 2 nhóm là 64,1  9,09. Tuổi trung bình của nhóm ISR là 66,9  8,69 (thấp nhất là 51, cao nhất là 82), tuổi trung bình của nhóm SVD là 61,3  8,79 (thấp nhất là 40, cao nhất là 75 tuổi).

3.1.1.3. Đặc điểm về tiền sử các bệnh mạch vành được chẩn đoán trước đây

Nhận xét: Bảng 3.1 cho thấy nhóm tổn thương mạch nhỏ có chưa tới

một nửa các trường hợp được phát hiện các biểu hiện bệnh lí mạch vành và chỉ có khoảng 30% có tiền sử can thiệp mạch vành trước đó.

3.1.1.4. Đặc điểm về các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành

Bảng 3.2. Đặc điểm các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành Đặc điểm Nhóm NC Đặc điểm Nhóm NC n(%) ISR n,(%) SVD n (%) RL lipid máu, n(%) 12 (20%) 8 (27%) 4 (13%) Tăng huyết áp, n(%) 44 (73,3%) 26 (87%) 18 (60%) Hút thuốc lá, n(%) 48 (80%) 23 (77%) 25 (83%) Đái tháo đường, n(%) 13 (21,7%) 10 (33%) 3 (10%)

Nhận xét: Các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành đều gặp ở cả hai

dưới nhóm; nhưng tỷ lệ THA và hút thuốc lá có xu hướng thường gặp hơn trong nhóm nghiên cứu.

3.1.1.5. Đặc điểm vể mức độ đau thắt ngực trên lâm sàng theo phân loại của CCS

Biểu đồ 3.2. Phân loại mức độ đau ngực theo CCS

Nhận xét: Dựa vào tiêu chuẩn phân loại đau thắt ngực theo phân loại

CCS theo mức độ từ I-IV, phân bố mức độ đau ngực được thể hiện trong Bảng 3.1. và biểu đồ 3.2.

Trong 60 bệnh nhân, mức độ đau ngực CCS 2 gặp ở 47 bệnh nhân (27 bệnh nhân gặp trong nhóm tái hẹp trong Stent và 20 bệnh nhân gặp trong nhóm tổn thương mạch nhỏ), mức độ đau ngực CCS 3 gặp ở 4 bệnh nhân. Nhóm tái hẹp trong Stent có mức độ đau ngực CCS 2 chiếm 90% có xu hướng nhiều hơn so với nhóm tổn thương mạch nhỏ (chiếm 66,7%). Tỷ lệ đau ngực CCS 3 ở hai nhóm này là như nhau (chiếm 6,7%). Trong nghiên cứu này, chùng tơi khơng gặp bệnh nhân có mức độ CCS dộ IV.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hiệu quả điều trị một số tổn thương động mạch vành bằng phương pháp nong bóng có phủ thuốc (Trang 72 - 75)