Các bước công việc thực hiện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán vừa và nhỏ tại TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 31)

f. Xây dựng các kế hoạch, thủ tục kiểm toán

1.1.3.2. Các bước công việc thực hiện

Theo bài giảng mơn kiểm tốn của TS. Nguyễn Đình Hùng thì lập kế hoạch kiểm tốn gồm các bước cơng việc sau:

Chấp nhận và tái tục khách hàng

1. Cân nhắc các vấn đề sau:

+ Đánh giá rủi ro đối với cơng ty kiểm tốn.

+ Tính độc lập.

+ Có đầy đủ nhân sự thích hợp và khơng có cản trở đối với việc thực hiện.

2. Đề cử thành viên nhóm kiểm tốn và tn theo các thủ tục hướng dẫn.

3. Ký thư cam kết kiểm tốn trong đó nêu rõ các điều khoản và kỳ hạn.

Huy động

4. Tiến hành huy động nhóm, tổ chức (các cuộc họp sơ khởi) với nhóm trưởng,

giám đốc và ít nhất các thành viên quan trọng trong nhóm, bao gồm các chuyên

gia (nếu có liên quan).

5. Quyết định sử dụng dữ liệu ngành có liên quan hoặc các chuyên gia hoặc các công cụ.

6. Thu thập thông tin về mục tiêu kinh doanh, các rủi ro có liên quan, hệ thống và kiểm sốt và hình thành kế hoạch kiểm tốn.

Mơi trường kiểm sốt

7. Ghi nhận và đánh giá môi trường kiểm sốt khách hàng.

Thơng tin về ngành nghề kinh doanh

8. Xem xét công việc của kiểm toán nội bộ, các kiểm toán viên khác, các chuyên gia hay tổ chức dịch vụ có liên quan. Cân nhắc kế hoạch kiểm tốn và chương trình kiểm tốn để đạt được các bằng chứng về chất lượng của các cơng việc đó. 9. Gặp gỡ khách hàng và:

a. Thu thập/ cập nhật hiểu biết về kinh doanh của khách hàng, ngành, cấu trúc quản lý, nhóm và các vấn đề kinh doanh và rủi ro kiểm toán, bao gồm:

- Truy cập nguồn liên quan kiến thức về ngành.

- Phân tích các thơng tin tài chính và phi tài chính gần nhất.

- Xem xét lại các chuẩn mực kế tốn, kiểm tốn và pháp luật có thể áp dụng. - Xem xét lại hồ sơ kiểm toán năm trước.

b. Thảo luận về mục tiêu kinh doanh, các rủi ro liên quan, nhu cầu và mong đợi . Thảo luận các vấn đề quan hệ khách hàng, yêu cầu cam kết và các công việc

mong đợi hoặc có thể tiến hành cho khách hàng. Bên cạnh đó xem lại cơ cấu

nhóm kiểm tốn, các kênh liên lạc, các vấn đề có khả năng xảy ra và mức phí dự tính.

10. Cân nhắc khả năng hoạt động liên tục của khách hàng.

11. Sử dụng các thông tin trên để nhận dạng và đánh giá các rủi ro đặc biệt của các sai sót trọng yếu.

12. Cân nhắc rủi ro gian lận tại mọi khu vực kiểm toán, bao gồm việc cân nhắc rủi ro của biển thủ tài sản, rủi ro không tuân thủ.

13. Xác định các bên liên quan và đánh giá rủi ro đến việc tồn tại các giao dịch quan trọng có liên quan đến các bên khơng được khai báo.

Thông tin về hệ thống và môi trường tin học

14. Thu thập/ cập nhật sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống kế tốn và mơi trường tin học và các kiểm soát chung trong hệ thống máy tính và ghi nhận và đánh giá kiểm sốt việc giám sát, để xác định các kế hoạch thích hợp.

Kế hoạch kiểm toán

15. Tiến hành họp kế hoạch, liên quan đến tất cả các thành viên.

16. Xác định và ghi nhận kế hoạch kiểm toán trong hồ sơ khách hàng, ví dụ: lựa

chọn kế hoạch cho các chu trình và phương pháp tiếp cận cho từng khu vực,

17. Khi kiểm toán, cần đạt được thỏa thuận sơ khởi để xác nhận các yêu cầu báo

cáo và xác định các ảnh hưởng đến kế hoạch kiểm toán chung, bao gồm phạm

vi và tính chất của cơng việc sẽ được tiến hành bởi các bên, trách nhiệm đối với các vấn đề trọng yếu ..

18. Xem xét tính trọng yếu và mối quan hệ của nó với rủi ro kiểm tốn.

Xây dựng chương trình kiểm tốn:

19. Chuẩn bị/cập nhật chương trình chi tiết cho các khoản mục quan trọng. Chỉ ra các các gian lận và sai sót trọng yếu và có liên quan đã xác định.

Xây dựng kế hoạch thực hiện:

20. Xác định thời gian phù hợp và thỏa thuận với khách hàng.

21. Chuẩn bị kế hoạch thực hiện ở mức độ chi tiết phù hợp, từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc, bao gồm cả việc phân bổ thời gian.

22. Xác định vai trị và trách nhiệm các thành viên trong nhóm kiểm tốn, hỗ trợ tương ứng, quy trình báo cáo, phân cơng cơng việc và liên kết mục tiêu phát

triển cá nhân và mục tiêu của cuộc kiểm toán.

23. Chuẩn bị ngân sách và mức phí kiểm tốn (bao gồm cả kế hoạch phát hành hóa

đơn thu tiền) ở mức độ chi tiết phù hợp, bao gồm mức phân bổ đã xác định

giữa các nhóm phối hợp kiểm tốn và đảm bảo tương xứng với rủi ro đối với cơng ty kiểm tốn, kế hoạch và chương trình kiểm tốn.

24. Thiết lập thỏa thuận để kiểm soát và quản lý hiệu quả việc tiến hành các kế hoạch và chương trình kiểm tốn trong nhóm kiểm tốn bao gồm cả các chuyên gia, thành viên khách hàng trong việc chia sẻ thơng tin, tiến trình thực hiện và hoàn tất.

Truyền đạt kế hoạch và chương trình:

25. Tóm tắt, chỉ dẫn các thành viên trong kế hoạch chung và chương trình và các cơng việc được giao. Lưu ý: một cuộc họp chỉ dẫn cho tất cả các thành viên là cần thiết nhưng có thể kết hợp với cuộc họp về kế hoạch kiểm tốn. Các thành

viên có thể được chỉ dẫn riêng biệt trước khi tiến hành công việc của họ. 26. Gặp khách hàng để trình bày và thảo luận kế hoạch, các thỏa thuận và dịch vụ

đặc biệt sẽ cung cấp. Thông báo và đạt được sự đồng ý dưới dạng văn bản

những nhu cầu, mong đợi của khách hàng cũng như các công việc, khuyến nghị và nhận xét có giá trị mà kiểm tốn có thể cung cấp.

27. Đồng ý kế hoạch với khách hàng.

28. Chuẩn bị các hướng dẫn nếu đồng kiểm toán, các kỹ thuật liên lạc, làm rõ các vấn đề và nội dung, thời gian và mẫu báo cáo.

29. Trưởng nhóm, giám đốc và thành viên nhóm tham gia lập kế hoạch ký kết thúc giai đoạn lập kế hoạch.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán vừa và nhỏ tại TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)