Sơ lược quá trình hình thành, phát triển kiểm toán độc lập tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán vừa và nhỏ tại TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 44)

f. Xây dựng các kế hoạch, thủ tục kiểm toán

2.1. Sơ lược quá trình hình thành, phát triển kiểm toán độc lập tại Việt Nam

Hoạt động kiểm tốn độc lập đã hình thành và phát triển ở nước ta từ trước năm

1975, các văn phòng hoạt động độc lập với các kế tốn viên cơng chứng hoặc các giám định viên kế toán và cả các văn phịng kiểm sốt quốc tế như SGV, Arthur Anderson… Sau năm 1975, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, kiểm tốn độc lập khơng cịn tồn

tại, và chỉ được hình thành lại từ sau khi có sự chuyển đổi cơ chế kinh tế.Với chủ

trương đa dạng hóa các loại hình sở hữu, đa phương hóa các loại hình đầu tư đã đặt ra

những địi hỏi của kiểm tốn độc lập. Ngày 13/05/1991 theo giấy phép số 957/PPLT của Thủ Tướng Chính Phủ, Bộ Tài Chính đã ký quyết định thành lập 2 cơng ty: Cơng ty kiểm tốn Việt Nam với tên giao dịch là VACO (QĐ 165 – TC/QĐ/TCCB) và Cơng ty Dịch vụ Kế tốn Việt Nam với tên giao dịch là ASC (QĐ 164 –TC/QĐ/TCCB) sau

này đổi tên thành Công ty dịch vụ tư vấn tài chính, kế tốn, kiểm tốn – AASC(QĐ

639-TC/QĐ/TCCB ngày 14/09/1993). Với cương vị là Công ty đầu ngành, VACO và

AASC đã có nhiều đóng góp khơng chỉ trong việc phát triển công ty, mở rộng địa bàn

kiểm toán mà cả trong việc cộng tác với cơng ty và tổ chức nước ngồi để phát triển sự nghiệp kiểm toán Việt Nam. Cũng trong năm 1991, cịn có Cơng ty Ernst & Young là Cơng ty kiểm tốn nước ngồi đầu tiên được Nhà nước Việt Nam chấp nhận cho lập

văn phòng hoạt động tại Việt Nam.

Đến tháng 2/2013, Việt Nam có 155 trong đó có 04 Cơng ty 100% vốn nước

ngoài (E&Y, PwC, KPMG, Grant Thornton), 05 Cơng ty có vốn đầu tư nước ngoài (E Jung, Mazars, HSK, Immanuel, S&S), 145 Công ty TNHH và 01 Công ty hợp danh

tốn, trong đó có 8.836 nhân viên chun nghiệp và 1.385 nhân viên khác; 1.582 người

có chứng chỉ KTV, trong đó có 192 người vừa có chứng chỉ KTV Việt Nam vừa có chứng chỉ KTV nước ngồi; 129 người có chứng chỉ KTV nước ngoài.3. Trong hơn 2

thập kỷ qua, nghề nghiệp kế toán, kiểm toán ở Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, với các loại dịch vụ: kế tốn, kiểm tốn, thuế, tư vấn tài chính, đầu tư, …. Với lượng

khách hàng ngày càng đa dạng và mở rộng, gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngồi, tổ chức có lợi ích cơng chúng, doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH, cổ phần,

tư nhân, ... Doanh thu từ dịch vụ kế toán, kiểm toán cũng tăng lên theo từng năm.

Sự phát triển của nghề nghiệp kế tốn, kiểm tốn tại Việt Nam đã góp phần gia

tăng giá trị BCTC, ổn định nền tài chính quốc gia, đẩy mạnh nền kinh tế thị trường

Việt Nam phát triển.

Song hành với sự phát triển kiểm toán độc lập, Nhà nước đã khơng ngừng hồn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho cho sự tồn tại và phát triển của hoạt động kiểm toán độc lập. Cụ thể Chính phủ đã ban hành 03 Nghị định về kiểm toán độc lập, Bộ Tài chính đã ban hành khoảng 25 quyết định, thông tư hướng dẫn về tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán và của kiểm toán viên, về đăng ký và quản lý hành nghề kiểm toán, về quy chế kiểm soát chất

lượng kiểm toán, về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán, đã hỗ trợ sự ra đời của

Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) ngày 15/4/2005 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2006. VACPA tổ chức, hoạt động theo Điều lệ Hội được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt và chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.

Ngồi ra, từ năm 1999 đến nay, Bộ Tài chính đã xây dựng và từng bước hiệu

đính, bổ sung hệ thống 37 CMKT và Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho hoạt động

kiểm toán độc lập phù hợp với sự thay đổi không ngừng của nền kinh tế. Một sự kiện quan trọng là, sau đúng 20 năm hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam, Luật Kiểm

toán độc lập số 67/2011/QH12 đã được Quốc hội thông qua ngày 29/03/2011. Đây là

văn bản pháp luật cao nhất về kiểm toán độc lập lần đầu tiên được ban hành tại Việt Nam, đã nâng cao vị thế của kiểm toán độc lập, đặt cơ sở pháp lý bền vững cho sự phát

triển nghề nghiệp này trong tương lai. Về cơ bản, Luật Kiểm toán độc lập năm 2011 đã tiếp cận, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tế tại Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho việc tiếp tục thành lập và hoạt động của các tổ chức kiểm toán độc lập.

2.2. Hệ thống văn bản pháp luật về kiểm toán độc lập 2.2.1. Luật kiểm tốn độc lập

Được hình thành và phát triển từ năm 1991 nhưng đến năm 1994 thì Chính phủ

mới chính thức ban hành Nghị định 07/CP ngày 29/01/1994 về “kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân”. Sau 10 năm thực hiện Nghị định 07, đến tháng 3/2004 Chính phủ ban hành Nghị định 105/2004/NĐ-CP thay thế Nghị định 07. Nghị định này

đã được sửa đổi, bổ sung tại các Nghị định 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 và Nghị định 30/2009/NĐ-CP ngày 30/03/2009. Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của thị trường dịch vụ tài chính và kiểm tốn độc lập trong mấy năm gần đây, hiện Nghị định

105 cho thấy cịn có những hạn chế. Bởi vì Nghị định về kiểm tốn độc lập chưa tương xứng với vai trị, vị trí hoạt động kiểm tốn độc lập trong nền kinh tế. Do đó, để tạo ra một khung pháp lý cao nhất về kiểm toán độc lập, luật kiểm toán độc lập số

67/2011/QH12 được ban hành vào ngày 29/3/2011 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012 để khắc phục được những hạn chế của Nghị định 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập, tạo điều kiện cho dịch vụ kiểm tốn phát triển cả về quy mơ cũng

như chất lượng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán vừa và nhỏ tại TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)