Tăng cường biên chế và bổ nhiệm thanh tra viên cho các Sở Tư pháp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam ppt (Trang 72 - 73)

- Thanh tra viên khi tiến hành thanh tra phải thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn

3.2.2.Tăng cường biên chế và bổ nhiệm thanh tra viên cho các Sở Tư pháp

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Sở Tư pháp là cơ quan chuyên chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức và biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật, thi hành án dân sự, công chứng, chứng thực, hộ tịch, quốc tịch, con nuôi có yếu tố nước ngoài, lý lịch tư pháp, luật sư, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, giám định tư pháp, hoà giải ở cơ sở, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực công tác Tư pháp theo sự ủy quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Với chức năng, nhiệm vụ như vậy nhưng việc thanh Thanh tra Sở hầu hết hoạt động chủ yếu là công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Một vài Thanh tra Sở có tổ chức được cuộc thanh tra nhưng rất lẻ tẻ, thiếu thống nhất, nơi thì thanh tra thi hành án, nơi thì thanh tra về công chứng, nơi thì thanh tra về tài chính...Việc thanh tra các Sở Tư pháp không tổ chức được các cuộc thanh tra theo Kế hoạch vì hiện nay các Sở Tư pháp có nơi chưa bổ nhiệm lãnh đạo thanh tra, phần lớn các Sở Tư pháp thiếu đội ngũ thanh tra viên nên việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tư pháp không được thực hiện. Chính vì vậy công tác quản lý nhà nước các Sơ Tư pháp nhiều nơi chưa đi vào nề nếp, chưa đem lại hiệu quả cao trong hoạt động của ngành. Do vậy Giám đốc các Sở Tư pháp phải chủ động phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định biên chế và có đề xuất với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bổ nhiệm các ngạch thanh tra viên của các Sở Tư pháp. Tuy nhiên khi có biên chế của Sở thì hơn ai hết Lãnh đạo Sở Tư pháp phải quan tâm tới công tác thanh tra, điều động biên chế về tổ chức thanh tra để tổ chức này hoạt động theo đúng chức năng mà pháp luật đã đề ra nhằm góp phần nâng cao hoạt động công tác thanh tra của ngành Tư pháp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam ppt (Trang 72 - 73)