Đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam ppt (Trang 30 - 35)

Thuật ngữ “ nhà nước pháp quyền” do các chuyên gia về Hiến pháp và luật người Đức và người Áo nêu ra lần đầu tiên vào thế kỷ XIX. Từ đấy, thuật ngữ “pháp quyền” được áp dụng tại nhiều nước theo một tiêu chí như một chế độ của nhà nước và nó có thể so sánh được với quá trình phát triển khái niệm “ nhân quyền”. Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát huy những tư tưởng, tinh hoa của Văn hoá nhân loại và những thành quả về Nhà nước pháp quyền của nhiều quốc gia tiên tiến, từ đó Người vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm và lý luận đó vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam.

Sau khi đất nước giành được độc lập, tư tưởng về Nhà nước pháp quyền của Hồ Chủ tịch đã được Đảng và Nhà nước nghiên cứu, vận dụng một cách sáng tạo và sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân.

Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết phải xây dựng, kiện toàn bộ máy nhà nước vững mạnh, trong sạch, có hiệu lực và hiệu quả, bài trừ quan liêu, tham nhũng, Đảng ta đã hình thành hệ thống các quan điểm về xây dựng nhà nước, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 (khoá VII) cũng như Đại hội lần thứ IX của Đảng đã xác định:

- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.

Nhà nước pháp quyền xác lập dân chủ, tức là thừa nhận và đảm bảo thực hiện quyền lực của nhân dân. Trong khuôn khổ của một chế độ chính trị, quyền lực nhà nước phải xác lập và thực hiện trên cơ sở ý chí đích thực của người chủ quyền lực, tôn trọng những quyết định chính trị của nhân dân, sự lựa chọn chính trị của nhân dân. Nhân dân với tư cách là người chủ quyền lực, không chỉ lập nên nhà nước của mình, trực tiếp và thông qua các cơ quan đại diện cho mình thực thi quyền lực, mà còn thông qua các hình thức khác để tham gia vào hoạt động quản lý của Nhà nước.

lợi ích gì cho nhân dân. Từ đó, tiêu chí của việc đánh giá hiệu quả hoạt động của Nhà nước là khả năng phục vụ nhân dân, là công cụ để nhân dân làm chủ quyền lực của mình.

- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội ở nước ta được nhìn nhận là một tất yếu lịch sử khách quan, là bảo đảm vững chắc nhất quyền làm chủ của nhân dân làm cho Nhà nước luôn luôn nằm trong quỹ đạo phục vụ nhân dân, do nhân dân. Đảng lãnh đạo tức là Đảng cầm quyền. Với tư cách là một Đảng cầm quyền, Đảng được tổ chức và hoạt động với tính chất là một nhân tố quan trọng của cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước được thể hiện trên những nội dung trọng yếu sau đây: + Lãnh đạo các cơ quan nhà nước thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Nhà nước và tổ chức thực hiện thông qua bộ máy nhà nước, bảo đảm cho đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trở thành hiện thực sinh động trong đời sống toàn xã hội.

+ Lãnh đạo chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của một nhà nước của dân, do dân, vì dân.

+ Lãnh đạo công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước. Đảng phải tăng cường công tác kiểm tra các tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên hoạt động trong các cơ quan nhà nước, đảm bảo cho các cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện mối liên hệ dân chủ giữa Nhà nước với công dân, giữa Nhà nước và xã hội, tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Đảm bảo quyền con người, quyền công dân, thực hành dân chủ, nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, giữa công dân với Nhà nước luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm đặc biệt. Phát huy dân chủ nhằm bảo đảm trên thực tế nguyên tắc “công dân có thể làm tất cả những gì pháp luật không cấm, còn cán bộ, công chức nhà nước và các cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật quy định”.

- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm tính tối thượng của

Hiến pháp và các đạo luật trong điều chỉnh các quan hệ xã hội, tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật.

Trong Nhà nước pháp quyền, ý chí của nhân dân và sự lựa chọn chính trị được xác lập một cách tập trung nhất đủ nhất và cao nhất bằng Hiến pháp. Chính vì lẽ đó mà Hiến pháp được coi là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất, quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Sự hiện diện của Hiến pháp là điều kiện quan trọng nhất bảo đảm cho sự ổn định xã hội và sự an toàn của người dân. Trong Nhà nước pháp quyền, pháp luật là cơ sở cho hoạt động của các thiết chế quyền lực, còn các thiết chế quyền lực phải thực sự trở thành đảm bảo để cho pháp luật có được những thuộc tính công bằng, bình đẳng và dân chủ.

- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước mà ở đó quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất trên cơ sở có sự phân công và phối hợp trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp

Với bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nên quyền lực nhà nước là một thể thống nhất không bị phân chia. Tính giai cấp và tính nhân dân của quyền lực nhà nước quyết định tính thống nhất của quyền lực Nhà nước. Quyền lực thống nhất đó về cơ cấu bao gồm các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Mỗi nhánh quyền lực được trao cho những cơ quan khác nhau thực hiện. Nhân dân bầu ra đại biểu Quốc hội, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Do đó, Quốc hội là cơ quan duy nhất trực tiếp nhận quyền lực từ nhà nước, còn quyền lực của các cơ quan khác chỉ là quyền lực phái sinh, các cơ quan đó nhận quyền lực từ Quốc hội do Quốc hội quy định bằng cơ chế lập pháp.

- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh và có thiện chí các cam kết quốc tế.

Thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, trong những năm qua. Nhà nước ta đã ký kết nhiều điều ước và gia nhập các tổ chức quốc tế. Điều ước quốc tế mà Nhà nước Việt Nam ký kết hoặc tham gia đã và đang trở thành một bộ phận không thể tách rời của hệ thống pháp luật quốc gia, trong trường hợp điều ước quốc tế mà nhà nước ta ký kết hoặc tham gia có quy định khác với các luật chuyên ngành của Việt Nam thì được ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế.

Từ thực tiễn này, các nội dung đặc trưng của Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân và vì dân ngày càng được định hình:

Một là: Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả

quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Hai là: Xác định quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công rành mạch và

sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đây vừa là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta, vừa là quan điểm chỉ đạo quá trình tiếp tục thực hiện việc cải cách bộ máy nhà nước.

Ba là: Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ

thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Bốn là: Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nâng

cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật.

Năm là: Nhà nước tôn trọng và thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế mà Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Sáu là: Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa, sự giám sát của nhân dân và sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.

Trước những yêu cầu đổi mới của Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Đảng ta đã có nhiều Nghị quyết, văn bản của Nhà nước đề cập đến vai trò, sứ mệnh và mục tiêu giáo dục, đào tạo trong giai đoạn mới. Đặc biệt quan trọng là quan điểm chỉ đạo đã được nêu lên từ Hội nghị Trung ương 4 (khóa VII): "Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Đó là một động lực thúc đẩy và là một điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước". Đây là cách đặt vấn đề hoàn toàn chính xác và đúng đắn. Tuy nhiên để làm tốt những yêu cầu này đòi hỏi sự tham gia đóng góp của toàn xã hội nhất là các cơ quan Trung ương và sự phấn đấu nỗ lực của mỗi cán bộ công chức trong xã hội.

Muốn đào tạo được công chức vừa hồng vừa chuyên để phục vụ nền công vụ nước nhà, đáp ứng những yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đặt ra, chúng ta cần làm tốt những công tác sau:

- Làm tốt công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch cán bộ, công chức; thông qua việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, xác định rõ những người đủ và không đủ tiêu chuẩn. Có chính sách thích hợp đối với những người không đủ tiêu chuẩn phải đưa ra khỏi bộ máy.

- Đổi mới chế độ tuyển dụng và quản lý cán bộ, công chức. Tuyển dụng cán bộ, công chức phải căn cứ vào nhu cầu, vị trí, cơ cấu và tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức. Thông qua việc thi tuyển, sát hạch, kiểm tra để tuyển dụng cán bộ, công chức đủ phẩm chất và năng lực vào làm việc trong bộ máy. Khắc phục tình trạng vào cơ quan rồi mới đưa đi đào tạo và chủ yếu là đào tạo chức. Việc đánh giá, phân loại cán bọ, công chức phải căn cứ vào kết quả nhiệm vụ được giao

- Thực hiện việc thi tuyển đối với một số chức danh lãnh đạo gắn với chuyên môn nghiệp vụ trong bộ máy hành chính nhà nước và các đơn vị sự nghiệp.

- Đổi mới công tác quản lý biên chế. Đối với các cơ quan nhà nước: trên cơ sở xây dựng chức danh, tiêu chuẩn, vị trí việc làm và cơ cấu công chức, từng cơ quan nhà nước rà soát lại đội ngũ công chức, đối chiếu với tiêu chuẩn để bố trí lại cho phù hợp. Tiếp tục thực hiện mạnh chế độ hợp đồng để thực hiện một số loại việc trong cơ quan nhà nước.

- Thực hiện cải cách tiền lương và các chế độ, chính sách khác đối với đội ngũ cán bộ, công chức. Nghiên cứu để có chính sách, chế độ thích hợp về nhà ở cho cán bộ, công chức. Nhà nước có chính sách xây dựng và sử dụng nhà công vụ, quy định rõ chế độ, tiêu chuẩn sử dụng nhà công vụ để áp dụng trong cả hệ thống chính trị. Xây dựng chế độ phụ cấp đối với cán bộ, công chức hành chính, bao gồm cả cán bộ, công chức đảng, đoàn thể trong hệ thống chính trị.

- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Đổi mới phương thức và nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức sát với thực tế, hướng vào các vấn đề thiết thực đặt ra từ quá trình thực thi công vụ, nhất là kỹ năng hành chính. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng hành chính bảo đảm tính thống nhất trong hoạt động của cơ quan hành chính, nhất là trong giải quyết các yêu cầu của dân, doanh nghiệp. Thực hiện cơ chế đào tạo tiền công vụ và đào tạo, bồi dưỡng trong công vụ định kỳ bắt buộc hằng năm; thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm. Coi trọng công tác giáo dục đạo đức và phẩm chất chính trị cho đội ngũ cán bộ,

công chức để nâng cao lòng yêu nước, yêu chế độ, niềm tự hào dân tộc và tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam ppt (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)