Vai trò công chức thanh tra Tư pháp trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam ppt (Trang 35 - 36)

quyền xã hội chủ nghĩa

Cho đến nay, về lý luận và thực tiễn ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới đã khẳng định vai trò, vị trí của hoạt động kiểm tra, thanh tra là một khâu không thể thiết của lãnh đạo và quản lý. Đảng và nhà nước đã có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, văn bản pháp luật, pháp quy xác định vị trí, vai trò của công tác thanh tra và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức thanh tra. Tuy nhiên việc triển khai và thực hiện những chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước không thể thiếu được đội ngũ công chức hành chính nhà nước và càng không thể thiếu được đội ngũ công chức thanh tra, kiểm tra, giám sát trong hoạt động quản lý nhà nước. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng “thanh tra là tai mắt của trên, là bạn của dưới” Người xem thanh tra như là một bộ phận cấu thành hữu cơ của quản lý nhà nước, là phương tiện nhận thức của quá trình quản lý nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh “có thể nói, cán bộ thanh tra là tai mắt của Đảng và Chính phủ, tai có sáng suốt thì người mới sáng suốt” (Huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị cán bộ thanh tra ngày 5/3/1960) cùng với vai trò là “tai mắt của trên” thanh tra còn là “bạn của dưới”. Đối với những người là lãnh đạo quản lý cấp dưới thì thanh tra chính là thanh tra chính là bạn giúp mình nhìn thấy, biết được, phát hiện và chỉ cho mình thấy được những việc mình làm đúng, làm tốt để tiếp tục phát huy, việc làm sai, làm không đầy đủ, làm thiếu trách nhiệm để khắc phục sửa chữa nâng cao năng lực và trách nhiệm của mình. Chủ tịch Hồ Chí minh chỉ rõ công tác thanh tra có tầm quan trọng đặc biệt. Do đó việc lựa chọn ai làm công tác thanh tra làn vấn đề quan trọng. Người đã chỉ rõ “cán bộ thanh tra như cái gương cho người ta soi, gương mờ thì không soi được”. Để làm gương cho người ta soi thì cán bộ phải thực sự có tài năng và tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng. Người chỉ rõ “... muốn kiểm soát có kết quả tốt, phải có hai điều: một là việc kiểm soát phải có hệ thống, phải thường làm. Hai là, người đi kiểm soát phải là những người rất có uy tín”. “... cán bộ thanh tra giúp trên hiểu biết tình hình địa phương và cấp dưới, đồng

thời cũng giúp cho các cấp địa phương kịp thời sửa chữa, uốn nắn nếu làm sai hoặc làm chậm” “ trong lúc này, có những cán bộ, đảng viên vì việc này việc khác mà kêu, cán bộ thanh tra cũng phải xem xét kịp thời, chóng chừng nào hay chừng ấy. Đối với nhân dân việc kêu nài, có lúc không kêu nài đi nữa cán bộ thanh tra cũng phải đi thăm dò ý kiến nhân dân” [6].

Như vậy có thể nói vị trí của công chức thanh tra là “ cầu nối” giữa Đảng, nhà nước với nhân dân.

Theo quy định hiện hành thì quyền hạn của thanh tra viên Tư pháp được quy định cụ thể theo Nghị định số 74/2007/NĐ- CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ như sau:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam ppt (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)