Nguyên nhân những hạn chế của công chức thanh tra ngành Tư pháp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam ppt (Trang 60 - 63)

- Thanh tra viên khi tiến hành thanh tra phải thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn

2.1.3. Nguyên nhân những hạn chế của công chức thanh tra ngành Tư pháp

* Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng công

chức Thanh tra Tư pháp

Mặc dù có những bước tương đối phát triển như đã phân tích ở trên nhưng nếu nhìn nhận thật khách quan thì đội ngũ cán bộ, công chức Thanh tra Tư pháp, từ khi được thành lập đến nay chưa bao giờ được đầy đủ, toàn diện dẫn đến hoạt động bị hạn chế rất nhiều, chưa đáp ứng được những yêu cầu của nhiệm vụ mới, chưa củng cố, tăng cường đủ về số lượng và đạt về chất lượng. Công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức chưa được thực hiện thường xuyên và thiếu đồng bộ trong công tác này.

Hệ thống chính sách, chế độ đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng còn thiếu và chưa khuyến khích được công chức Thanh tra tham gia thực hiện tốt. Hệ thống quản lý nhà

nước về đào tạo, bồi dưỡng công chức Thanh tra Tư pháp còn chưa được chú trọng, tăng cường đúng mức.

Bản thân công chức Thanh tra Tư pháp chưa thực sự coi trọng tự đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực công tác, đại đa số mới chỉ dừng ở mức hoàn chỉnh bằng cấp cho đủ tiêu chuẩn yêu cầu của ngạch công chức Thanh tra. Những hạn do những nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất, bất cập về vấn đề biên chế:

Nguyên nhân của tình trạng biên chế Thanh tra Tư pháp quá ít như vậy có thể nói: - Có tâm lý chung hiện nay khá phổ biến là Lãnh đạo các Sở Tư pháp địa phương không coi trọng công tác thanh tra, hơn nữa biên chế có hạn nên Giám đốc Sở đã ưu tiên cho các phòng ban chuyên môn, khi xin thêm biên chế cho thanh tra thì Uỷ ban nhân dân lại từ chối vì hết chỉ tiêu. Do vậy Thanh tra Sở Tư pháp thường không giúp được Giám đốc Sở Tư pháp thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp phân cấp. Lực lượng đã ít, chuyên môn nghiệp vụ lại phức tạp, đa dạng nên số người tâm huyết với công tác thanh tra Sở Tư pháp ngày mai một đi, bởi lẽ còn là việc tuyển dụng cán bộ hiện nay còn bất hợp lý. Tiêu chuẩn thì đòi hỏi cao mà chế độ đãi ngộ còn hạn chế chưa tương xứng với tính nghề cũng như tiêu chuẩn đề ra. Do vậy hiện nay, biên chế Thanh tra Sở vẫn phải nhận những người mà biết chắc rằng khi có điều kiện là họ sẽ ra đi, do chưa xin được chỗ làm như ý hay vào đây chỉ là bước đệm để họ tạm trú chân.

- Do đặc thù của công tác thanh tra là phức tạp và thường xuyên động chạm đến lợi ích chính trị, kinh tế hơn nữa ngoài Ngân sách nhà nước đời sống cán bộ, công chức Thanh tra Tư pháp là rất khó khăn... Chỉ cần hai đặc thù như vậy thì việc tuyển dụng, điều động công chức trong ngành Tư pháp làm thanh tra là vô cùng khó khăn, nhiều khi bế tắc, không tìm ra nguồn. Thực tế, ngay tại Thanh tra Bộ, cũng có những thời kỳ Bộ đồng ý bổ sung thêm biên chế cho Thanh tra nhưng lại không thể điều động được ai, thậm chí có trường hợp đã làm đơn xin về Bộ Tư pháp nhưng khi được biết sẽ điều về Thanh tra Bộ thì đã xin rút đơn ngay.

Thứ hai, bất cập về vấn đề Thanh tra viên: như đã nêu ra trong phần thực trạng đội

ngũ cán bộ Thanh tra Tư pháp, trên toàn quốc hiện nay mới chỉ có 53 Thanh tra viên (Thanh tra Bộ có 16 Thanh tra viên, Thanh tra các Sở có tổng số 37 Thanh tra viên). Như

vậy có thể nói rằng bất cập về biên chế của Thanh tra Tư pháp đã là vấn đề nan giải thì bất cập về Thanh tra viên còn nan giải hơn nhiều, đặc biệt là đối với các Sở Tư pháp. Theo như kết quả khảo sát ở trên thì trung bình cứ gần 02 tổ chức Thanh tra Sở Tư pháp mới có 01 Thanh tra viên. Từ chỗ thiếu trầm trọng lực lượng Thanh tra viên như vậy nên việc triển khai các hoạt động thanh tra chuyên ngành của các tổ chức Thanh tra Tư pháp còn vô cùng hạn chế, nhất là khi thực hiện thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tư pháp thì đối với một số Sở Tư pháp gần như là bế tắc vì không có Thanh tra viên để thực hiện chức năng xử phạt theo thẩm quyền.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trước hết phải nói đến đó là do việc bổ nhiệm Thanh tra viên còn gặp nhiều khó khăn do tiêu chuẩn bổ nhiệm cao nhiều cán bộ không đủ điều kiện để được bổ nhiệm. Đồng thời, ở nhiều địa phương có rất ít chỉ tiêu đi học lớp nghiệp vụ thanh tra cơ bản do Thanh tra Chính phủ tổ chức mà chưa học qua lớp đó thì chưa đủ điều kiện để được xét bổ nhiệm thanh tra viên. Ngay cả khi các tiều chuẩn, điều kiện để được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra đã đầy đủ thì quy trình và thủ tục bổ nhiệm thanh tra viên cũng còn kéo dài. Một nguyên nhân khác cũng đã góp phần dẫn đến tình trạng thiếu Thanh tra viên trầm trọng như trên đó là việc thường xuyên có sự thay đổi về công tác tổ chức, nhân sự làm công tác Thanh tra Tư pháp. Thực tế, có những người được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện để được bổ nhiệm Thanh tra viên, nhưng bổ nhiệm xong thì lại chuyển làm công tác khác;

Thứ ba, bất cập về trình độ chuyên môn: so với yêu cầu thực tế hiện nay về chức

năng, nhiệm vụ của Thanh tra Tư pháp thì có thể nói lực lượng này còn thiếu cán bộ có trình độ cao và thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn sâu về một số lĩnh vực như xây dựng cơ bản, tài chính - kế toán... để thực hiện công tác thanh tra về lĩnh vực này. Lý do của tình trạng này là việc tuyển dụng những chuyên môn trên cũng gặp khó khăn do xây dựng cơ bản và tài chính - kế toán không phải là những mảng công tác chính của Thanh tra Tư pháp nên về mặt tâm lý có rất ít người không muốn làm những mảng việc đó trong cơ quan Thanh tra Tư pháp.

Năng lực, trình độ của công chức Thanh tra Tư pháp còn chưa đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý chuyên ngành, trong phạm vi nhất định còn chưa kịp thời phát hiện và cảnh báo với các cơ quản quản lý nhà nước về những sai phạm của các đối tượng quản lý.

Có những lĩnh vực quản lý chuyên ngành đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng tính chuyên môn sâu của lĩnh vực nghề nghiệp nhưng cán bộ, công chức Thanh tra viên Tư pháp hoặc là do chưa được đào tạo một cách bài bản, hoặc là do được chuyển từ những ngành, lĩnh vực khác sang, không đáp ứng được yêu cầu là phải có bằng tốt nghiệp đại học về chuyên ngành đó, do vậy quá trình thực thi nhiệm vụ còn gặp nhiều khó khăn.

Thứ bốn, bất cập về trình độ ngoại ngữ, tin học: trình độ ngoại ngữ của cán bộ

Thanh tra Bộ những năm gần đây đang từng bước được cải thiện, tình trạng "mù" ngoại ngữ đã dần dần được khắc phục. Tuy nhiên, trình độ ngoại ngữ của cán bộ, công chức Thanh tra Bộ hiện nay vẫn còn thấp hơn nhiều sơ với đòi hỏi của công việc hiện tại, nhất là trong giai đoạn hiện nay, Thanh tra Bộ đang triển khai công tác thanh tra chuyên ngành trên nhiều lĩnh vực có liên quan đến yếu tố nước ngoài như luật sư, tư vấn pháp luật, trọng tài thương mại, nuôi con nuôi và kết hôn có yếu tố nước ngoài.

Nguyên nhân của tình trạng này trước hết phải đề cập đến đó là do nhận thức chưa đúng về tầm quan trọng của ngoại ngữ và tin học nên nhiều cán bộ, công chức Thanh tra Tư pháp thiếu quyết tâm và ý chí trong việc tìm tòi, học tập nâng cao trình độ về ngoại ngữ và tin học. Nguyên nhân thứ hai cũng phải kể đến đó là do đặc thù của công tác thanh tra hay phải đi công tác cơ sở, thậm chí như Thanh tra Bộ thì còn phải đi dài ngày nên việc đăng ký và theo học các khoá về ngoại ngữ, tin học gặp rất nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam ppt (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)