Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng công chức Thanh tra Tư pháp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam ppt (Trang 26 - 28)

Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng là hệ thống gồm một hay nhiều quy tắc được áp dụng có tác dụng hướng dẫn một loạt hành động cụ thể nào đó để đạt được mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng. Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng được xác định trên cơ sở đặc điểm của đối tượng đào tạo bồi dưỡng và nội dung bao gồm dung luợng, thời gian giảng dạy. Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu dựa trên phương pháp thuyết trình, truyền đạt các kiến thức lý luận từ giáo trình của các chương trình đã được quy định. Cách tiếp cận vấn đề, giải thích và làm rõ các khái niệm, phạm trù, các quan điểm nguyên tắc của Đảng và nhà nước, về bộ máy nhà nước, các ngành luật, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế...

Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng khác như trao đổi, thảo luận thông qua các hội thảo, toạ đàm, hội nghị, tổng kết. Ngoài phương pháp truyền thống như “dùng lời nói và chữ”, giảng viên còn áp dụng các phương pháp giảng dạy khác như sử dụng đèn chiếu, băng ghi âm, ghi hình, thảo luật, tình huống cũng đã được áp dụng ở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra và thu được kết quả tốt. Tuy nhiên, do điều kiện nguồn kinh phí còn hạn chế nên việc tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng theo phương pháp này còn gặp khó khăn chưa được phổ biến rộng rãi.

Chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra nói chung và công chức thanh tra ngành Tư pháp nói riêng không chỉ phụ thuộc vào nội dung chương trình,

hình thức, phương pháp giảng dạy mà còn phụ thuộc vào những yếu tố sau:

- Đội ngũ giảng viên (chủ thể đào tạo, bồi dưỡng):

Là người vận dụng các hình thức, phương pháp đào tạo bồi dưỡng để truyền tải các nội dung đào tạo, bồi dưỡng đến các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng nhằm đạt mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng. Đội ngũ giảng viên (các thầy cô) là chủ thể trực tiếp truyền đạt những kiến thức trong nội dung chương trình đến người học. Các chủ thể đào tạo, bồi dưỡng phải xác định đúng đắn các chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, phương pháp sư phạm.

Bởi vì đào tạo, bồi dưỡng không chỉ đơn thuần là truyền tải kiến thức mà là nâng cao năng lực, có kinh nghiệm trong công tác thanh tra, công tác chỉ đạo, hướng dẫn thanh tra các chuyên đề diện rộng nhằm làm cho người công chức thanh tra Tư pháp nâng cao trình độ, hoàn thiện kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề.

- Học viên (đối tượng đào tạo, bồi dưỡng) :

Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng là công chức thanh tra Tư pháp (Công chức hành chính trong tổ chức thanh tra, thanh tra viên, thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp) là những nhân tố có ý nghĩa quyết định kết quả công tác thanh tra. Có thể nói cán bộ thanh tra nói chung và cán bộ thanh tra ngành Tư pháp nói riêng là trọng tài, người cầm cân nảy mực trong việc đưa ra sự đánh giá chính xác về hoạt động của bộ máy nhà nước ngành Tư pháp. Khi theo học là đối tượng đào tạo bồi dưỡng, khi ra trường họ là những công chức thanh tra mang trọng trách nặng nề.

Theo Điều 13, Nghị định số 74/2006/NĐ- CP ngày 01/8/2006 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tư pháp thì thanh tra viên Thanh tra Tư pháp chịu trách nhiệm như sau:

... Thanh tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định thanh tra về các quyết định và biện pháp xử lý của mình. Thanh tra viên có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường hoặc bồi hoàn theo quy định của pháp luật [5].

Họ đóng vai trò chủ thể trong việc giải thích, hướng dẫn nội dung thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nước. Do tổ chức đặc thù đó nên mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đòi hỏi phải có những nét đặc riêng biệt, đặc thù so với đối tượng đào tạo khác.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam ppt (Trang 26 - 28)