Đổi mới phương pháp, chương trình, thời gian đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành Tư pháp đối với công chức thanh tra Tư pháp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam ppt (Trang 74 - 77)

- Thanh tra viên khi tiến hành thanh tra phải thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn

3.2.4.Đổi mới phương pháp, chương trình, thời gian đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành Tư pháp đối với công chức thanh tra Tư pháp

chuyên ngành Tư pháp đối với công chức thanh tra Tư pháp

a) Thay đổi phương pháp đào tạo, bồi dưỡng

Trong các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, ngoài tinh thần, thái độ học tập của công chức, thì phương pháp giảng dạy được đánh giá là khâu mấu chốt, có tác động mạnh đến chất lượng đào tạo bồi dưỡng. Phương pháp giảng dạy là vấn đề rất khó và phức tạp, đòi hỏi có một đội ngũ cán bộ giảng dạy có năng lực trình độ cao; có phương pháp sư phạm tốt; trình độ lý luận, nghiệp vụ về công tác thanh tra sâu rộng, có hiểu biết thực tiễn về hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng; về tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo...

Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra, bên cạnh phương pháp truyền thống: “thày đọc – trò ghi”, cần áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại, kết hợp với việc rèn luyện khả năng lực học, tự nghiên cứu của cán bộ thanh tra.

Để đổi mới phương pháp giảng dạy, cần chú ý đến những nội dung sau:

Thứ nhất, xác định tự học là phẩm chất tối cần thiết của cán bộ thanh tra, nhất là

trong điều kiện xã hội thông tin ngày càng rộng mở. Để khuyến khích tinh thần tự học của công chức, phương pháp giảng dạy cũng cần thay đổi cho phù hợp. Thay bằng việc đưa ra những nhận định mang nặng tính lý luận- dù chính thống, thì giảng viên đòi hỏi ở học viên tinh thần tự học, tự tìm câu trả lời cho chính mình, khơi dậy ở họ lòng ham hiểu biết, lòng say mê học tập, phương pháp học thích hợp, khuyến khích nỗ lực tự học, tự nghiên cứu thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học dưới nhiều hình thức: viết bài thu hoạch, làm tiểu luận, đề án, viết bài cho các tạp chí khoa học chuyên ngành.... Vì vậy, giảng viên cần tiếp tục đổi mới cách dạy, phát triển các hình thức dạy-học tích cực, chuyển hướng trọng tâm sang người hướng dẫn, gợi mở, khuyến khích học viên học tập, sáng tạo.

Trong học tập, bồi dưỡng, từng cán bộ thanh tra phải đặt mục tiêu và thái độ học tập của mình lên hàng đầu, vì cá nhân luôn gặp những cản trở khách quan (môi trường, tiềm lực, thời gian…) và chủ quan (sự sợ hãi, tức giận, thói quen an phận, để quá khứ chi phối).

Thứ hai, học viên cần được rèn luyện làm việc theo nhóm, nhằm giúp học viên làm

quen với tinh thần hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, tri thức và tổng hợp tri thức của nhiều người, đồng thời biết thỏa hiệp và dàn xếp với nhau để đạt tới mục đích chung. Đây là phương pháp rất cần thiết đối với việc đào tạo, bồi dưỡng công chức làm công tác thanh tra.

Ngoài ra, làm việc theo nhóm còn giúp công chức trẻ phát triển kỹ năng lãnh đạo, và có lối sống vì cộng đồng và phù hợp với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh. Trong quá trình giảng dạy nên phân lớp thành những nhóm nhỏ, học viên tự lựa chọn lãnh đạo nhóm. Thường xuyên thay đổi lãnh đạo nhóm, tạo điều kiện cho mỗi người đều có cơ hội làm lãnh đạo. Các nhóm tiến hành thảo luận theo chủ đề giảng viên đưa ra dưới sự điều hành của trưởng nhóm. Đại diện cho nhóm báo cáo kết quả, thảo luận với giảng viên và các nhóm khác. Học tập theo nhóm đã và đang áp dụng rộng rãi ở các nước

có nền giáo dục tiên tiến. Nó không những nâng cao chất lượng đào tạo mà còn giúp hình thành tính cách (sống chung với cộng đồng) không thể thiếu đối với mỗi người nói chung.

Thứ ba, sử dụng các phương pháp mới và phương tiện hỗ trợ giảng dạy. Việc áp

dụng hoàn toàn các phương pháp sư phạm hiện đại như: lớp học với số lượng học viên ít; sử dụng phương tiện hiện đại: đèn chiếu, Powerpoint; bằng các phương pháp hiện đại: đóng vai, giải quyết tình huống, hỏi đáp, thuyết trình là rất cần thiết đáp ứng yêu cầu đổi mới về phương pháp giảng dạy.

Để áp dụng có chọn lọc phương pháp sư phạm hiện đại trong điều kiện và tính đặc thù của ngành Thanh tra, có thể sử dụng theo mô hình đào tạo sau: Lớp học có thể mở với số lượng trong khoảng từ 45 đến 50 người, có cùng một nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng về một hoặc một vài chủ đề liên quan, để mở lớp như thế tất nhiên chi phí cho hoạt động này phải tăng gấp đôi (trước đây khoảng 100 người). Thời lượng, nội dung bồi dưỡng phải phù hợp với chương trình được ban hành.

b) Đổi mới chương trình

Việc xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến chuyên sâu của ngành cần chú ý các nội dung sau:

Thứ nhất, thống nhất tên gọi của các chương trình bồi dưỡng trên cơ sở phân loại

theo tên gọi của các ngạch: Thanh tra viên, Thanh tra viên chính, Thanh tra viên cao cấp, Trưởng đoàn Thanh tra... hoặc theo lĩnh vực: thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng.

Thứ hai, xác định khung chương trình và nội dung đào tạo đảm bảo tính khoa học

và hiệu quả. Những vấn đề cụ thể, thiết thực cần được đề cập sâu hơn, tập trung hơn vào những vấn đề nghiệp vụ. Cần xác định lại khung chương trình, cần biên tập lại, xây dựng giáo trình, tài liệu chuẩn dựa trên cơ sở quy trình chuẩn về nghiệp vụ .

Các chương trình bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng phải được tổ chức thường xuyên hơn, thời gian kéo dài hơn để đảm bảo trong giờ học công chức có thời gian tham gia các cuộc hội thảo, trao đổi, tranh luận, hỏi đáp về nghiệp vụ chuyên môn. Tăng cường Chương trình đào tạo, bồi dưỡng tiền công vụ và tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành cho các đối tượng thuộc quyền quản lý, công chức chuyên môn trong ngành.

trên nguyên tắc: dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và đặc điểm, tính chất họat động của các tổ chức Thanh tra chuyên ngành đó; căn cứ yêu cầu tiêu chuẩn chức danh Thanh tra viên và yêu cầu tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, Thanh tra viên; phù hợp với trình độ đội ngũ cán bộ thanh tra hiện nay.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam ppt (Trang 74 - 77)