Lịch sử hình thành và phát triển Thanh tra Tư pháp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam ppt (Trang 51 - 55)

- Thanh tra viên khi tiến hành thanh tra phải thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn

1.1.1.2.Lịch sử hình thành và phát triển Thanh tra Tư pháp

* Giai đoạn thứ nhất: trước khi có Pháp lệnh Thanh tra năm 1990.

Ngành Tư pháp của nước ta ra đời vào ngày 28 tháng 8 năm 1945 trên cơ sở Bản tuyên cáo của Chính phủ Lâm thời nước Việt nam dân chủ cộng hoà do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Bản tuyên cáo công bố danh sách 13 vị Bộ trưởng đầu tiên của Nội các thống nhất quốc gia, trong đó có Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Từ đó, ngành Tư pháp của chế độ mới chính thức ra đời và đi vào hoạt động. Điều này chứng tỏ vị trí, vai trò quan trọng của ngành Tư pháp trong bộ máy Nhà nước. Ở giai đoạn này, Bộ Tư pháp là cơ quan quản lý nhà nước duy nhất thực hiện chức năng quản lý Nhà nước thống nhất các cơ quan Tư pháp, Toà án và Công tố trong phạm vi toàn quốc gồm những nhiệm vụ chính như: Công bố các Đạo luật, Sắc lệnh và soạn thảo các Dự án luật, Sắc lệnh về trình tự dân sự, thương sự, tố tụng...; Quản lý về mặt tổ chức, biên chế, nhân sự.... của các Toà án nhân dân địa phương; Quản lý công tác thi hành án; Quản lý trại giam; Quản lý các tổ chức bổ trợ tư pháp...

So với các ngành khác thì ngành Tư pháp có nét đặc thù về mặt tổ chức: Đó là do đặc điểm về tình hình chính trị - xã hội nước ta trong giai đoạn chiến tranh. Từ năm 1960, trong Chính phủ không có Bộ Tư pháp. Năm 1972 do yêu cầu tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước, Uỷ ban Pháp chế của Chính phủ đã được thành lập và đến năm 1981, Quốc hội đã quyết định thành lập lại Bộ Tư pháp. Theo Nghị định 143 Hội đồng Bộ trưởng ngày 22/11/1981, Bộ Tư pháp được tái thành lập năm 1981. Ngay sau đó, ngày 15/11/1982, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ra quyết định số 247/QĐ- TC về thành lập Ban Thanh tra Bộ. Từ đó đến nay, ngành Tư pháp nói chung và Thanh tra

Tư pháp nói riêng đã dần dần khẳng định được vai trò của mình góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng và đổi mới ngành Tư pháp, trong đời sống xã hội. Thanh tra ngành Tư pháp không ngừng phát triển và đã có những bước trưởng thành về mọi mặt.

Theo Nghị định 143 HĐBT ngày 22/11/1981, Bộ Tư pháp được tái thành lập. Ngay sau đó, ngày 15/11/1982 Bộ trưởng Bộ Tư pháp căn cứ vào Nghị định số 143 / HĐBT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tư pháp; căn cứ vào Điều 9 chương 3 Điều lệ tổ chức Thanh tra các ngành, Bộ và xét yêu cầu công tác thanh tra của ngành, đã ra quyết định số 247/QĐ-TC về thành lập Ban Thanh tra Bộ Tư pháp. Theo đó, Ban Thanh tra Bộ Tư pháp có chức năng, nhiệm vụ sau:

- Giúp Bộ trưởng thanh tra việc thực hiện những chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ công tác của Bộ đối với các tổ chức Tư pháp và Toà án địa phương.

- Chỉ đạo và hướng dẫn công tác thanh tra cho Toà án địa phương và các Sở Tư pháp trong phạm vi trách nhiệm của Bộ quản lý.

- Đôn đốc và thanh tra các cơ quan thuộc ngành tư pháp và Toà án địa phương trong việc xét, giải quyết các khiếu tố trong phạm vi trách nhiệm của Bộ Tư pháp.

Điều 3 Quyết định này quy định về tổ chức, biên chế của Ban Thanh tra, gồm có: trưởng ban, Phó trưởng ban và 1 số chuyên viên, cán bộ giúp việc.

Sự ra đời của Ban Thanh tra đã đánh dấu một bước phát triển mới trong hoạt động quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp nói chung và của Thanh tra Tư pháp nói riêng. Ban Thanh tra đó chính là tổ chức tiền thân của Thanh tra Tư pháp. Những chức năng nhiệm vụ của Ban Thanh tra Tư pháp cũng chính là những chức năng nhiệm vụ đầu tiên của Thanh tra Tư pháp sau khi ngành Tư pháp được thành lập lại.

Ngày 10/10/1983, Bộ Tư pháp ra Chỉ thị số 629 về công tác Thanh tra của ngành Tư pháp. Phương châm cơ bản của công tác thanh tra là khách quan, thận trọng, nghiêm túc, lấy xây dựng làm chính, phát huy quyền làm chủ tập thể của cán bộ công nhân viên trong cơ quan, đơn vị, thúc đẩy trách nhiệm của mỗi tổ chức và của mỗi người, đề cao ý thức tổ chức kỷ luật, kịp thời biểu dương mặt tích cực, sửa chữa thiếu sót, khuyết điểm, thiết thực ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra. Bộ Tư pháp yêu cầu các Sở Tư pháp, các Toà án nhân dân tỉnh, thành và đặc khu thường xuyên coi trọng công tác thanh

tra, kiểm tra. Kết quả công tác thanh tra cần báo cáo về Bộ để rút kinh nghiệm phổ biến chung nhằm đưa dần công tác Thanh tra của ngành đi vào nề nếp chặt chẽ.

* Giai đoạn thứ hai: từ khi Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 ra đời đến nay.

Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 ra đời đã đổi tên Ban thanh tra thành Thanh tra Bộ. Theo Pháp lệnh Thanh tra, Thanh tra Bộ Tư pháp thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, được tổ chức theo kiểu song trùng trực thuộc vừa chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp vừa chịu sự chỉ đạo về tổ chức, công tác nghiệp vụ của Tổng Thanh tra Nhà nước.

Pháp lệnh giải quyết khiếu nại, tố cáo và Nghị định 224/HĐBT ngày 30 tháng 6 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng, quy định chi tiết Pháp lệnh thanh tra về Tổ chức của hệ thống thanh tra nhà nước và biện pháp bảo đảm hoạt động thanh tra, quy định nhiệm vụ, quyền hạn của toàn ngành thanh tra, đồng thời cũng cho thấy rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chung nhất của Thanh tra Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp. Đối với Bộ Tư pháp:

- Thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật của cơ quan, tổ chức và công dân theo thẩm quyền quản lý Nhà nước của Bộ Tư pháp.

- Thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật nhiệm vụ được giao của cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

- Kiến nghị Bộ trưởng giải quyết khiếu nại, tố cáo về vấn đề mà thủ trưởng cơ quan, đơn vị cùng cấp đã giải quyết nhưng đương sự còn khiếu nại hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

- Hướng dẫn, kiểm tra thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý Nhà nước của Bộ thực hiện các quy định của Nhà nước về công tác thanh tra và xét giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Tạm đình chỉ việc thi hành sửa đổi hoặc bãi bỏ kiến nghị, quyết định không đúng về công tác thanh tra của các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ trưởng.

- Chỉ đạo công tác tổ chức và nghiệp vụ thanh tra đối với các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ trưởng, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra Sở.

- Kiến nghị Bộ trưởng giải quyết những vấn đề về công tác thanh tra, trong trường hợp kiến nghị không được chấp nhận thì có quyền bảo lưu và báo cáo Tổng Thanh tra Nhà nước giải quyết.

Thanh tra Sở Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn:

- Thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật đối với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế văn hoá xã hội và công dân thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của Sở.

- Kiến nghị Giám đốc Sở giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo mà thủ trưởng cơ quan, đơn vị do Sở trực tiếp quản lý đã giải quyết nhưng đương sự còn khiếu nại hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật. - Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về công tác thanh tra và xét giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với thủ trưởng các cơ quan, đơn vị do Sở trực tiếp quản lý, tạm đình chỉ những quyết định không đúng của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị nói trên về công tác thanh tra, đồng thời kiến nghị Giám đốc Sở giải quyết.

- Kiến nghị Giám đốc Sở giải quyết những vấn đề về công tác thanh tra, trường hợp kiến nghị không được chấp nhận thì báo cáo Chánh thanh tra tỉnh hoặc Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp quyết định theo pháp luật.

Năm 2004, Luật Thanh tra được ban hành, mở ra một thời kỳ mới của công tác thanh tra. Luật Thanh tra tiếp tục khẳng định thanh tra là một chức thiết yếu trong cơ quan quản lý nhà nước và hơn nữa quy định cụ thể hoá về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra. Luật đổi tên Thanh tra Nhà nước thành Thanh tra Chính phủ. Quy định rõ về tổ chức, hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước. Các cơ quan thanh tra nhà nước bao gồm: Cơ quan thanh tra được thành lập theo cấp hành chính (Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh); Cơ quan thanh tra được thành lập ở cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực (Thanh tra bộ, Thanh tra cơ quan ngang Bộ, Thanh tra của các cơ quan thuộc chính phủ; Thanh tra sở). Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở đều có hai chức năng chủ yếu là thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.

Thanh tra Tư pháp ngày càng được ghi nhận có vị trí, vai trò quan trọng đối với hoạt động quản lý nhà nước của ngành. Cụ thể là, ngày 01/8/2006, Chính phủ đã ban hành

riêng Nghị định số 74/2006/NĐ-CP quy định về Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tư pháp. Theo đó, “Thanh tra Tư pháp” là tổ chức thanh tra thuộc ngành Tư pháp; ở Trung ương có Thanh tra Bộ Tư pháp; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Thanh tra Sở Tư pháp; thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về Tư pháp trong phạm vi quản lý nhà nước của ngành Tư pháp theo quy định của pháp luật.

Ngày 30/5/2007, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 764/QĐ-BTP (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ban hành: “Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ Tư pháp”. Thanh tra Bộ Tư

pháp là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có chức năng giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc quyền quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp; thực hiện thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành và phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng theo thẩm quyền. Thanh tra Bộ Tư pháp chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, đồng thời chịu sự hướng dẫn của thanh tra Chính phủ về công tác tổ chức và nghiệp vụ thanh tra.

Thanh tra Sở Tư pháp là cơ quan của Sở Tư pháp, chịu sự chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Sở, giúp Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về tư pháp trong phạm vi, quyền hạn của Giám đốc Sở Tư pháp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam ppt (Trang 51 - 55)