Tính đặc thù của công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam ppt (Trang 28 - 30)

ngành Tư pháp

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung và công chức thanh tra Tư pháp nói riêng là một loại giáo dục những người trưởng thành, không giống với việc giáo dục chính quy phổ thông, lấy phát triển toàn diện làm nội dung chính, khác với giáo dục đại học, cao đẳng, lấy giáo dục chuyên ngành làm nôi dung chủ yếu. Bởi vậy, nội dung, phương thức, hệ thống chế độ cụ thể của việc đào tạo công chức đều khác.

Thứ nhất, đào tạo công chức thanh tra nói chung và đào tạo công chức Thanh tra

Tư pháp nói riêng là loại đào tạo về cương vị. Việc phân loại cương vị, chức danh đòi hòi

mỗi vị trí, chức vụ cần có một công chức phù hợp với quy định về cương vị, đào tạo công chức thanh tra Tư pháp là căn cứ vào yêu cầu quy phạm về cương vị của các công chức thanh tra để tiến hành, nó nhằm vào yêu cầu cụ thể của chức vụ và công việc của công chức thanh tra để giúp cho mỗi công chức thanh tra đều có tính chuyên môn hoá.

Thứ hai, đào tạo công chức thanh tra thực hiện tính chuẩn xác, kỹ năng nghề

nghiệp, nghiệp vụ trong công tác thanh tra. Vì đặc thù của công tác thanh tra là một chức năng của cơ quan quản lý nhà nước, hoạt động thanh tra gắn liền với quá trình quản lý. Trong hoạt động thanh tra, công chức thanh tra nói chung và công chức thanh tra ngành Tư pháp nói riêng có nhiệm vụ trực tiếp thực hiện quyền thanh tra, tác động hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội các cấp hành chính, đơn vị sự nghiệp, các thành phần kinh tế và cá nhân có trách nhiệm. Do đó phải thông qua đào tạo, bồi dưỡng giúp cho công chức thanh tra và công chức thanh tra ngành Tư pháp có đủ kiến thức, năng lực hiểu biết vừa chuyên sâu, vừa tổng hợp để thực hiện quyền lực nhà nước giao.

Thứ ba, đào tạo công chức thanh tra là một loại giáo dục để nâng cao trình độ giúp

họ có trình độ nhận thức đúng đắn, để sử dụng đúng quyền, lợi ích, thực hiện nghĩa vụ của mình, có trách nhiệm tận tuỵ với chức trách, công bằng, liêm khiết khi thi hành công vụ

Thứ tư, quan điểm của Đảng về công tác đào tạo, bồi dưỡng đã được thực hiện

trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI: “đánh giá, lựa chọn, bố trí cán bộ phải đi đôi với đào tạo, bồi dưỡng để có một đội ngũ có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực lãnh đạo, quản lý ngang tầm nhiệm vụ. Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã chỉ rõ: “phải xúc tiến đào tạo đội ngũ công chức nhà nước thành thạo nghề nghiệp, trong sạch và được

đãi ngộ thích đáng quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức là một nội dung quan trọng nhất để đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức trong giai đoạn hiện nay. Hệ thống tổ chức thanh tra Nhà nước và thanh tra các Bộ nằm trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước có nhiệm vụ đặc biệt là xem xét, đánh giá việc thực hiện quyền quản lý nhà nước bằng pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các ngành trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy nội dung, hình thức đào tạo công chức thanh tra phải tổng hợp, chuyên sâu, đa dạng phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội.

Ngày nay, sự phát triển của Cách mạng khao học công nghệ bùng nổ. Ngoài việc xây dựng chương trình đào tạo bồi dưỡng thanh tra giúp họ thường xuyên nắm bắt được những quan điểm của Đảng và Nhà nước, những chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước để vận dụng vào công tác thanh tra

Chính vì vậy mà Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã chỉ rõ: “phải đào tạo đồng bộ đội ngũ các bộ các ngành, các cấp các lĩnh vực có đầy đủ phẩm chất và năng lực ngang tầm nhiệm vụ to lớn và phức tạp hiện nay”.

Thứ năm, công chức hành chính nói chung và công chức thanh tra Tư pháp nói

riêng là những người thực hiện chức năng quản lý trực tiếp với nhân dân vì vậy giáo dục

văn hóa quản lý là nội dung cơ bản trong đào tạo, bồi dưỡng công chức.

Văn hóa quản lý trong hoạt động quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân đòi hỏi mỗi quá trình quản lý của các cơ quan, công chức đều phải nhằm vào phục vụ dân - một nền hành chính vì dân - tức là phải hướng tới sự tiến bộ, hạnh phúc cho cộng đồng và cho xã hội. Đó chính là sức mạnh của văn hóa quản lý nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước. Nó tạo ra sự đồng thuận giữa quản lý và bị quản lý, tức là sự đồng thuận trong nội bộ hệ thống cơ quan hành chính nhà nước với nhau và sự đồng thuận giữa cơ quan nhà nước với xã hội. Do vậy mà các cơ quan, công chức nhà nước nói chung không những phải có văn hóa quản lý mà còn phải không ngừng sáng tạo các giá trị văn hóa mới, trước hết là các giá trị nhân bản của tất cả các bên tham gia vào quá trình quản lý: công chức lãnh đạo và chuyên viên, nhân viên hành chính; công chức hành chính và nhân dân. Đó là lý tưởng quản lý dựa trên nền tảng quan điểm lấy dân làm gốc. Muốn đạt được những yêu cầu đó phải coi giáo dục, rèn luyện

văn hóa quản lý là một trong những nội dung của quá trình đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ công chức.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam ppt (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)