CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU BỐI CẢNH CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.2 Phương pháp chọn mẫu
Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng kết hợp với chọn mẫu thuận tiện.
Chọn mẫu thuận tiện: Là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó nhà
nghiên cứu chọn những phần tử nào mà họ có thể tiếp cận được.
Chọn mẫu phân tầng: Là chia tổng thể nghiên cứu thành các nhóm nhỏ khác nhau thỏa mãn tiêu chí là các phần tử trong cùng một nhóm có tính đồng nhất cao, các phần tử giữa các nhóm có tính dị biệt cao. Tổng thể nghiên cứu sẽ được chia thành 3 nhóm:
(1) Cơng chức thuộc cơ quan Thanh tra tỉnh;
(2) Công chức thuộc Thanh tra các sở, ngành; Thanh tra các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa;
(3) Công chức là lãnh đạo (Chánh Thanh tra) của Thanh tra các sở, ngành;
Thanh tra các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hịa.
3.2.1 Phương pháp xác định kích thước mẫu
Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), kích thước mẫu cần cho nghiên cứu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp phân tích dữ liệu và độ tin cậy cần thiết. Hiện nay, các nhà nghiên cứu xác định cỡ mẫu cần thiết thông qua công thức kinh nghiệm cho từng phương pháp xử lý. Trong EFA, cỡ mẫu thường được xác định dựa vào hai yếu tố là kích thước tối thiểu và số lượng biến đo lường đưa vào phân tích.
Nghiên cứu sử dụng kết hợp cả hai phương pháp EFA và hồi qui tuyến tính nên cỡ mẫu được chọn trên nguyên tắc mẫu càng lớn càng tốt. Với 35 biến quan sát, số lượng mẫu tối thiểu cần thiết là: 35*5 = 175 mẫu. Vì vậy, đề tài chọn điều tra trên số mẫu 250 CBCC là phù hợp.
3.2.2 Nguồn cung cấp thông tin
Số liệu thứ cấp được cung cấp bởi Thanh tra tỉnh Đồng Nai; Thanh tra các sở, ngành; Thanh tra các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hịa.
Số liệu sơ cấp được thu thập thơng qua phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi đối với 250 công chức ngành Thanh tra tỉnh Đồng Nai, 28 công chức là lãnh đạo (Chánh Thanh tra) Thanh tra các cấp thuộc ngành Thanh tra tỉnh Đồng Nai.