Những yếu tố dựa trên học thuyết Maslow

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố động viên ảnh hưởng đến sự hài lòng với công việc của công chức ngành thanh tra tỉnh đồng nai (Trang 26 - 27)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU BỐI CẢNH CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.6 Phân tích các yếu tố động viên ảnh hưởng đến sự hài lịng với cơng việc

2.6.2 Những yếu tố dựa trên học thuyết Maslow

Buelens & Van den Broeck (2007) đã triển khai nghiên cứu “Phân tích sự khác biệt trong động viên làm việc giữa những tổ chức ở khu vực công và khu vực tư”. Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra sự khác biệt về động viên làm việc của người lao động ở khu vực công so với khu vực tư nhân. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng “So với khu vực tư nhân, những người lao động ở khu vực cơng ít được thúc

đẩy làm việc bởi các phần thưởng là tiền; những người lao động ở khu vực công

được thúc đẩy nhiều hơn bởi một mơi trường làm việc có đầy đủ sự cảm thông và sự hỗ trợ; những người lao động ở khu vực cơng làm việc ít giờ hơn, và ít sẵn lịng nỗ lực vì các lợi ích của tổ chức; sự khác biệt về tơn ti trật tự là yếu tố quan trọng hơn sự khác biệt về khu vực làm việc của người lao động; những người lao động ở khu vực cơng ít gặp phải mâu thuẫn giữa gia đình và cơng việc”. Ngồi ra, nghiên

cứu này còn chỉ ra sự khác biệt trong động viên làm việc giữa phụ nữ và nam giới (phụ nữ làm việc ở văn phịng ít giờ hơn và dành nhiều thời gian hơn cho các cơng việc gia đình. Thơng thường, phụ nữ có ít thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi hơn đàn ông. Phụ nữ thường được thúc đẩy làm việc bởi tiền lương và các mối quan hệ tốt đẹp trong tổ chức). Bên cạnh đó, kết quả phân tích cịn cho thấy người lao động lớn tuổi ít có xu hướng rời bỏ tổ chức.

Có nhiều nghiên cứu sâu rộng đã được tiến hành trong lĩnh vực động viên làm việc và sự hài lòng và nhiều nhà tâm lý học đã cố gắng giải thích nó trong điều kiện nhất định nhu cầu, lợi ích và giá trị. Tính cách cá nhân là năng động và liên tục phấn đấu để đáp ứng một hệ thống các nhu cầu này với một xu hướng cố hữu đối

với tự hiện thực (Joubert, 2000). Việc tự khẳng định của sự hài lòng tại nơi làm việc được tăng cường bằng cách tạo ra các cơ hội thăng tiến, cho phép tự chủ, cung cấp

nhiều việc mang tính thách thức và sử dụng tối ưu hoá khả năng của cá nhân. Điều

này tác động tích cực đến hiệu suất cơng việc của nhân viên (Smith, P.C., Kendall, L.M., & Hulin, C.L, 1969).

Theo Trương Minh Đức (Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 27, 2011) nhận định: “Các lý thuyết tạo động viên đều xoay quanh vấn đề xem xét nhu cầu của con người. Muốn tạo động viên cho nhân viên, trước hết nhà lãnh đạo cần phải quan tâm đến nhu cầu của họ, xem họ có nhu cầu gì và tạo điều kiện cho họ phấn đấu để thỏa mãn nhu cầu”.

Bảng 2.4 Bảng tổng hợp các yếu tố động viên theo lý thuyết Maslow

Yếu tố ảnh hưởng Tác giả

Môi trường làm việc Trương Minh Đức (2011), Buelens & Van den Broeck (2007)

Công việc thách thức

Trương Minh Đức (2011), Smith, P.C., Kendall, L.M., & Hulin, C.L. (1969) Buelens & Van den Broeck (2007) Cơng việc an tồn Trương Minh Đức (2011), Buelens &

Van den Broeck (2007)

Cơ hội thăng tiến Trương Minh Đức (2011), Smith, P.C., Kendall, L.M., & Hulin, C.L. (1969)

Tóm lại, mơi trường làm việc, cơ hội thăng tiến, công việc thú vị, cơng việc an tồn đáp ứng yêu cầu và thoả mãn nhu cầu của người lao động sẽ tạo động viên làm việc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố động viên ảnh hưởng đến sự hài lòng với công việc của công chức ngành thanh tra tỉnh đồng nai (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)