Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ, công chức cấp xã thuộc huyện tân thành, tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 70 - 73)

Giả thuyết Phát biểu Kết quả

H1

Đặc điểm cơng việc có tác động dương lên sự hài lịng trong cơng việc của cán bộ, công chức cấp xã

Chấp nhận H1 (Sig = 0,000<0,05)

H2

Thu nhập có tác động dương lên sự hài lịng trong cơng việc của cán bộ, công chức cấp xã

Chấp nhận H2 (Sig = 0,000<0,05)

H3 Cơ hội đào tạo, thăng tiến có tác động dương lên sự hài lịng trong cơng việc của

Chấp nhận H3 (Sig = 0,000<0,05)

cán bộ, công chức cấp xã

H4

Cấp trên có tác động dương lên sự hài lịng trong cơng việc của cán bộ, công chức cấp xã

Chấp nhận H4 (Sig = 0,000<0,05)

H5

Đồng nghiệp có tác động dương lên sự hài lịng trong cơng việc của cán bộ, cơng chức cấp xã

Chấp nhận H5 (Sig = 0,000<0,05)

H6

Phúc lợi có tác động dương lên sự hài lịng trong cơng việc của cán bộ, công chức cấp xã

Chấp nhận H6 (Sig = 0,000<0,05)

H7

Điều kiện làm việc có tác động dương lên sự hài lịng trong cơng việc của cán bộ, công chức cấp xã

Bác bỏ H7 (Sig = 0,268 >0,05) Kết quả phân tích chỉ ra rằngyếu tố Cơ hội đào tạo và thăng tiến có tác động mạnh nhất đến sự hài lịng trong cơng việc, với hệ số Beta đã chuẩn hóa là 0,252. Tiếp theo lần lượt là các yếu tố Đặc điểm công việc (β = 0,249), Cấp trên (β = 0,248), Thu nhập (β = 0,185), Phúc lợi (β = 0,172) và cuối cùng yếu tố Đồng nghiệpcó tác động thấp nhất (β = 0,157) đến sự hài lịng trong cơng việc của cán bộ, công chức cấp xã thuộc huyện Tân Thành.

4.8 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ khá chặt chẽ giữa các yếu tố trong mơ hình nghiên cứu (trừ yếu tố “Điều kiện làm việc”) với sự hài lịng trong cơng việc của cán bộ, cơng chức cấp xã thuộc huyện Tân Thành.Trong đó, yếu tố “Cơ hội đào tạo, thăng tiến” có tác động mạnh nhất đến sự hài lòng, với hệ số Beta đã chuẩn hóa là 0,252. Kết quả này tương đồng với kết quả từ nghiên cứu của Ellickson và Logsdon (2002), Trần Kim Dung (2005), Châu Văn Toàn (2009) chỉ ra

mạnh nhất đến sự hài lịng trong cơng việc của người lao động. Đa số cán bộ, công chức đều mong muốn mình được thăng tiến hoặc ít nhất được tham gia học tập, đào tạo kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ giúp nâng cao năng lực làm việc của mình sau một thời gian cơng tác nhất định.Qua khảo sát tại địa phương, yếu tố này cũng được các cán bộ, công chức cấp xã của địa phương đánh giá ở mức độ hài lòng khá cao, đạt 3,83 điểm (xem Bảng 4.28), trong đó biến quan sát “Cơ quan luôn tạo cơ hội đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc” được đánh giá cao hơn cả (3,97 điểm). Điều này là hợp lý do cán bộ, công chức cấp xã thường xuyên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức và ln có cơ hội thăng tiến như nhau, thực hiện đúng theo quy chế dân chủ ở cơ sở. Tuy nhiên, ở một vài nghiên cứu, yếu tố này lại ít có ảnh hưởng hơn những yếu tố khác hoặc không tham gia giải thích cho sự hài lịng trong công việc của người lao động, cụ thể như nghiên cứu của Alam (2006), Onukwube (2012), Nguyễn Thị Kim Ánh (2010).

Yếu tố có tác động mạnh đứng thứ hai theo kết quả nghiên cứu là “Đặc điểm

công việc”(β = 0,249), kết quả này cũng được khẳng định ởcác nghiên cứu trướcnhư

nghiên cứu của Boeve (2007), của Trần Kim Dung (2005), Nguyễn Hoài (2013). Đây cũng là yếu tố được cán bộ, công chức các xã, thị trấn thuộc huyện Tân Thành đánh giá mức độ hài lòng cao nhất, với mức đánh giá trung bình là 3,91 (xem Bảng

4.28), trong đó biến quan sát được đánh giá cao nhất là “Công việc phù hợp với

năng lực, chuyên môn”, với 3,97 điểm; cho thấy họ đang đảm nhiệm những công việc, vị trí việc làm phù hợp với năng lực, chuyên môn nghiệp vụ của bản thân. Điều này đúng với tình hình thực tế ở địa phương, vì ngay khâu tuyển dụng ban đầu,chỉ những ứng cử viên có bằng cấp hay trình độ chun mơn phù hợp với vị trí chức danh cần tuyển mới được cơ quan xem xét tuyển dụng, bố trí đảm nhiệm cơng việc. Nhưng ở nghiên cứu khác, kết quả lại thể hiện sự tác động không nhiều của yếu tố “Đặc điểm công việc” lên sự hài lòng (Ellickson và Logsdon, 2002; Onukwube, 2012; Châu Văn Toàn, 2009;Nguyễn Thị Kim Ánh,2010).

Các yếu tố tiếp theo có tác động đến sự hài lịng trong cơng việc của cán bộ, công chức cấp xã thuộc huyện Tân Thành lần lượt là “Cấp trên” (β = 0,248), “Thu

nhập” (β = 0,185), “Phúc lợi” (β = 0,172) và cuối cùng yếu tố “Đồng nghiệp” có tác

động thấp nhất (β = 0,157). Có thể thấy, yếu tố “Thu nhập” và “Phúc lợi” không phải là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sự hài lịng trong cơng việc như chúng ta thường nghĩ, mặc dù chúng có mức độ đánh giá hài lòng là thấp nhất(“Thu nhập” ở mức đánh giá 3,65 điểm và “Phúc lợi” với mức 3,70 điểm - Bảng 4.28). Đặc biệt, biến quan sát “Thu nhập phù hợp với năng lực và sự đóng góp” là biến có đánh giá mức độ hài lịng ít nhất (chỉ 3,43 điểm). Do trên thực tế, các chính sách lương thưởng và phúc lợi mà cán bộ, công chức các cơ quan nhà nước được hưởng theo quy định chưa phản ánh đúng kết quả thực hiện công việc, mức thu nhập vẫn chưa thể đảm bảo được chi phí hàng ngày của họ khi mà giá cả ln cao hơn mức lương, họ vẫn chưa thể hồn tồn sống dựa vào thu nhập từ cơng việc mình đảm nhiệm ở cơ quan, đơn vị, nên họ thường ít cảm thấy hài lịng. Tuy nhiên, còn các yếu tố khác như cơ hội đào tạo thăng tiến, cấp trên, đặc điểm công việc… sẽ là động lực thúc đẩy các cán bộ, cơng chức cống hiến hết sức mình phục vụ cho tổ chức.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng yếu tố “Điều kiện làm việc” khơng có tác động đến sự hài lịng trong cơng việc của cán bộ, công chức cấp cơ sở thuộc huyện Tân Thành, kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005), nhưng lại khá khác biệt với các kết quả nghiên cứu của Alam (2006), Skalli (2007), Beheshta (2014), Nguyễn Thanh Hoài (2013). Xét trên góc độ thực tiễn ở địa phương, cán bộ, công chức công tác tại 10 xã, thị trấn đều được trang bị các điều kiện để thực thi cơng vụ phù hợp với tính chất, đặc thù của từng vị trí việc làm. Điều kiện làm việc của từng đơn vị đều được Nhà nước đảm bảo phân bổ như nhau theo đúng quy định của pháp luật, do đó khơng có ảnh hưởng đến sự hài lịng trong công việc của cán bộ, công chức cấp xã.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ, công chức cấp xã thuộc huyện tân thành, tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)