Nguồn: tác giả tổng hợp (Trích thơng tư số 200/2014/TT-BTC)
“- Bên bán hàng thực hiện kế toán chiết khấu thương mại theo những nguyên tắc sau: + Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản CKTM cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phải thanh toán (giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã trừ CKTM) thì doanh nghiệp (bên bán hàng) khơng sử dụng tài khoản này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ CKTM (doanh thu thuần).
22 + Kế toán phải theo dõi riêng khoản CKTM mà doanh nghiệp chi trả cho người mua nhưng chưa được phản ánh là khoản giảm trừ số tiền phải thanh tốn trên hóa đơn. Trường hợp này, bên bán ghi nhận doanh thu ban đầu theo giá chưa trừ chiết khấu thương mại (doanh thu gộp).
- Bên bán hàng thực hiện kế toán giảm giá hàng bán theo những nguyên tắc sau: + Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản GGHB cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phải thanh toán (giá bán phản ánh trên hố đơn là giá đã giảm) thì doanh nghiệp (bên bán hàng) khơng sử dụng tài khoản này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã giảm (doanh thu thuần). + Chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá sau khi đã bán hàng (đã ghi nhận doanh thu) và phát hành hoá đơn (giảm giá ngồi hố đơn) do hàng bán kém, mất phẩm chất...
- Đối với HBBTL, tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của số sản phẩm, hàng hóa bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: Vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách.
- Cuối kỳ, kết chuyển sang tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để xác định doanh thu thuần.”
2.2.2.3. Tài khoản và chứng từ sử dụng
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu. Tài khoản 521 có 3 tài khoản cấp 2:
+ 5211: Chiết khấu thương mại. + 5212: Hàng bán bị trả lại. + 5213: Giảm giá hàng bán.
23 Sơ đồ 2.4: Sơ đồ kết cấu tài khoản 521
Chứng từ sử dụng - Hợp đồng kinh tế, đơn đặt hàng. - Hóa đơn GTGT, biên bản nhận hàng - Giấy báo đề nghị, báo cáo khiếu nại. - Biên bản xác nhận hàng bán bị trả lại. - Biên bản xác nhận giảm giá hàng bán.
- Phiếu trả hàng, phiếu nhập kho hàng bán bị trả lại. - Các chứng từ thanh tốn: phiếu thu, giấy báo có.
2.2.3. Kế tốn chi phí
2.2.3.1. Giá vốn hàng bán
2.2.3.1.1. Khái niệm
Giá vốn hàng bán là trị giá vốn của sản phẩm, vật tư, hàng hóa tiêu thụ trong kỳ. Giá vốn hàng bán được hiểu là tổng tất cả các chi phí từ lúc mua nguyên liệu sản xuất đến lúc hàng hóa có mặt tại kho của cơng ty, bao gồm: chi phí nguyên liệu đầu vào để sản xuất sản phẩm, giá nhập hàng hóa từ các nhà cung cấp, chi phí vận chuyển hàng hóa về kho, thuế, bảo hiểm hàng hóa,…
24 2.2.3.1.2. Nguyên tắc hạch toán
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán
Nguồn: tác giả tổng hợp (Trích thơng tư số 200/2014/TT-BTC)
“- Khoản dự phịng giảm giá hàng tồn kho được tính vào giá vốn hàng bán trên cơ sở số lượng hàng tồn kho và phần chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc hàng tồn kho. Khi xác định khối lượng hàng tồn kho bị giảm giá cần phải trích lập dự phịng.
- Khi bán sản phẩm, hàng hóa kèm thiết bị, phụ tùng thay thế thì giá trị thiết bị, phụ tùng thay thế được ghi nhận vào giá vốn hàng bán.
- Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tiêu hao vượt mức bình thường, chi phí nhân cơng, chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ vào giá trị sản phẩm nhập kho, kế tốn phải tính ngay vào giá vốn hàng bán (sau khi trừ đi các khoản bồi thường, nếu có) kể cả khi sản phẩm, hàng hóa chưa được xác định là tiêu thụ.
- Các khoản chi phí khơng được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch tốn đúng theo Chế độ kế tốn thì khơng được ghi giảm chi phí kế tốn mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.
- Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn hàng bán đã bán trong kỳ vào bên Nợ tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh.”
25 2.2.3.1.3. Tài khoản và chứng từ sử dụng
Tài khoản sử dụng: TK 632 – Giá vốn hàng bán. Sơ đồ 2.6: Sơ đồ kết cấu tài khoản 632
Chứng từ sử dụng
- Hóa đơn mua hàng, hóa đơn GTGT. - Phiếu nhập kho, xuất kho.
- Phiếu chi, giấy báo nợ. - Bảng kê thanh toán tạm
- Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn, bảng phân bổ giá vốn.
2.2.3.2. Kế tốn chi phí bán hàng
2.2.3.2.1. Khái niệm
Chi phí bán hàng là những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ, lao vụ trong kỳ theo quy định của chế độ tài chính, bao gồm: tiền lương nhân viên bán hàng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngồi, chi phí quảng cáo, tiếp thị, chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí vật liệu bao bì, dụng cụ, đóng gói, vận chuyển,…
26
2.2.3.2.2. Nguyên tắc hạch toán
Sơ đồ 2.7: Sơ đồ hạch tốn chi phí bán hàng
Nguồn: tác giả tổng hợp (Trích thơng tư số 200/2014/TT-BTC)
“- Chi phí điện, nước mua ngồi, chi phí thơng tin (điện thoại, fax...), chi phí th ngồi sửa chữa TSCĐ có giá trị khơng lớn, được tính trực tiếp vào chi phí bán hàng. - Đối với chi phí sửa chữa TSCĐ phục vụ cho bán hàng trong trường hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn và liên quan đến việc bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trong nhiều kỳ, định kỳ kế tốn phải tính vào chi phí bán hàng từng phần chi phí sửa chữa lớn đã phát sinh.
- Các khoản chi phí bán hàng khơng được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch tốn đúng theo Chế độ kế tốn thì khơng được ghi giảm chi phí kế tốn mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.”
- Cuối kỳ, kế tốn kết chuyển chi phí bán hàng vào bên Nợ tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh.”
2.2.3.2.3. Tài khoản và chứng từ sử dụng
Tài khoản sử dụng Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng.
27 Tài khoản 641 có 7 tài khoản cấp 2:
+ 6411: Chi phí nhân viên. + 6412: Chi phí vật liệu, bao bì. + 6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng. + 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ. + 6415: Chi phí bảo hành.
+ 6417: Chi phí dịch vụ mua ngồi. + 6418: Chi phí bằng tiền khác.
Sơ đồ 2.8: Sơ đồ kết cấu tài khoản 641
Chứng từ sử dụng - Hóa đơn GTGT, phiếu chi
- Bảng phân bổ lương, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. - Bảng thanh toán tạm ứng.
2.2.3.3. Kế tốn chi phí quản lý doanh nghiệp
2.2.3.3.1. Khái niệm
Chi phí QLDN là tồn bộ những chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung tồn doanh nghiệp.
Chi phí QLDN là các khoản chi phí về lương nhân viên bộ phận QLDN (bao tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương,…); chi phí văn phịng phẩm; tiền thuê đất, thuế mơn bài; khoản lập dự phịng phải thu khó địi; dịch vụ mua ngồi (điện, nước, điện thoại,…); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng…)
28
2.2.3.3.2. Nguyên tắc hạch toán
Sơ đồ 2.9: Sơ đồ hạch tốn chi phí QLDN
Nguồn: tác giả tổng hợp (Trích thơng tư số 200/2014/TT-BTC)
“- Trị giá dụng cụ, đồ dùng văn phịng xuất dùng hoặc mua sử dụng ngay khơng qua kho cho bộ phận quản lý được tính trực tiếp một lần vào chi phí QLDN.
- Khi lập dự phịng các khoản phải thu khó địi:
+ Trường hợp số dự phịng phải thu khó địi phải trích lập kỳ này lớn hơn số đã trích lập từ kỳ trước thì phải trích lập bổ sung phần chênh lệch.
+ Trường hợp số dự phòng phải thu khó địi phải trích lập kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập từ kỳ trước, kế tốn phải hồn nhập phần chênh lệch.
- Các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp khơng được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch tốn đúng
29 theo Chế độ kế tốn thì khơng được ghi giảm chi phí kế tốn mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.
- Cuối kỳ, kế tốn kết chuyển chi phí QLDN vào bên Nợ tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.”
2.2.3.3.3. Tài khoản và chứng từ sử dụng
Tài khoản sử dụng Tài khoản 642 – Chi phí QLDN. Tài khoản 642 có 8 tài khoản cấp 2:
+ 6421: Chi phí nhân viên quản lý. + 6422: Chi phí vật liệu quản lý. + 6423: Chi phí đồ dùng văn phịng. + 6424: Chi phí khấu hao TSCĐ. + 6425: Thuế, phí, lệ phí.
+ 6426: Chi phí dự phịng.
+ 6427: Chi phí dịch vụ mua ngồi. + 6428: Chi phí bằng tiền khác.
Sơ đồ 2.10: Sơ đồ kết cấu tài khoản 642
30 - Hóa đơn GTGT, hóa đơn mua hàng.
- Các hóa đơn tiền điện, tiền nước. - Phiếu thu, phiếu chi.
- Giấy báo nợ, giấy báo có.
- Bảng lương và các khoản trích theo lương. - Bảng kê thanh tốn tạm ứng.
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. - Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.
2.2.4. Kế tốn hoạt động tài chính
2.2.4.1. Kế tốn doanh thu hoạt động tài chính 2.2.4.1.1. Khái niệm
Doanh thu hoạt động tài chính là những khoản thu, khoản lãi liên quan đến hoạt động tài chính và hoạt động kinh doanh về vốn khác của doanh nghiệp như: tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận được chia, thu nhập từ cho thuê tài sản, thu nhập về đầu tư mua – bán chứng khoán, thu nhập về hoạt động đầu tư khác, chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn,…
2.2.4.1.2. Nguyên tắc hạch toán
Sơ đồ 2.11: Sơ đồ hạch tốn doanh thu hoạt động tài chính
31 (Trích thông tư số 200/2014/TT-BTC)
“- Đối với việc nhượng bán các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết, hoạt động mua, bán chứng khoán kinh doanh, doanh thu được ghi nhận là số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá vốn, trong đó giá vốn là giá trị ghi sổ được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền, giá bán được tính theo giá trị hợp lý của khoản nhận được.
- Đối với tiền lãi phải thu từ các khoản cho vay, bán hàng trả chậm, trả góp: doanh thu chỉ được ghi nhận khi chắc chắn thu được và khoản gốc cho vay, nợ gốc phải thu không bị phân loại là quá hạn cần phải lập dự phòng.
- Đối với khoản tiền lãi đầu tư nhận được từ khoản đầu tư cổ phiếu, trái phiếu thì chỉ có phần tiền lãi của các kỳ mà doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư này mới được ghi nhận là doanh thu phát sinh trong kỳ, còn khoản lãi đầu tư nhận được từ các khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư đó thì ghi giảm giá gốc khoản đầu tư trái phiếu, cổ phiếu đó.
- Cuối kỳ, kế toán kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính vào bên Có tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh.”
2.2.4.1.3. Tài khoản và chứng từ sử dụng
Tài khoản sử dụng: TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính Sơ đồ 2.12: Sơ đồ kết cấu tài khoản 515
Chứng từ sử dụng: - Giấy báo nợ, giấy báo có. - Phiếu thu, phiếu chi. - Hợp đồng kinh tế. - Biên bản thanh lý.
32 2.2.4.2. Kế tốn chi phí hoạt động tài chính
2.2.4.2.1. Khái niệm
Chi phí hoạt động tài chính là các khoản chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính như chi phí vay vốn, góp vốn, giao dịch mua bán chứng khốn, dự phòng tổn thất đầu tư,….
2.2.4.2.2. Nguyên tắc hạch toán
Sơ đồ 2.13: Sơ đồ hạch tốn chi phí hoạt động tài chính
Nguồn: tác giả tổng hợp (Trích thơng tư số 200/2014/TT-BTC)
“- Chi phí phát hành trái phiếu được phân bổ dần phù hợp với kỳ hạn trái phiếu và được ghi nhận vào chi phí tài chính nếu việc phát hành trái phiếu cho mục đích sản xuất, kinh doanh thông thường.
- Lãi phải trả của trái phiếu chuyển đổi được tính vào chi phí tài chính trong kỳ được xác định bằng cách lấy giá trị phần nợ gốc đầu kỳ của trái phiếu chuyển đổi nhân với
33 lãi suất của trái phiếu tương tự trên thị trường nhưng khơng có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu hoặc lãi suất đi vay phổ biến trên thị trường tại thời điểm phát hành trái phiếu chuyển đổi.
- Nếu cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả, khoản cổ tức ưu đãi đó về bản chất là khoản lãi vay và phải được ghi nhận vào chi phí tài chính.
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí hoạt động tài chính vào bên Nợ tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh.”
2.2.4.2.3. Tài khoản và chứng từ sử dụng
Tài khoản sử dụng: TK 635 – Chi phí hoạt động tài chính Sơ đồ 2.14: Sơ đồ kết cấu tài khoản 635
Chứng từ sử dụng
- Hợp đồng vay nợ, thông báo trả lãi vay. - Phiếu chi.
- Giấy báo nợ của ngân hàng. - Các chứng từ có liên quan…
2.2.5. Kế toán hoạt động khác
2.2.5.1. Kế toán thu nhập khác
2.2.5.1.1. Khái niệm
Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập này khơng thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
34 Bao gồm các khoản thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ; Thu nhập từ nghiệp vụ bán ra và thuê lại tài sản; Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng; Thu các khoản nợ khó địi đã xử lý xóa sổ; Các khoản thuế được ngân sách nhà nước hoàn lại,…
2.2.5.1.2. Nguyên tắc hạch toán
Sơ đồ 2.15: Sơ đồ hạch toán thu nhập khác
Nguồn: tác giả tổng hợp (Trích thơng tư số 200/2014/TT-BTC)
“Khi có khả năng chắc chắn thu được các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng, kế toán phải xét bản chất của khoản tiền phạt để kế toán phù hợp với từng trường hợp cụ thể theo nguyên tắc:
- Đối với bên bán: Tất cả các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng thu được từ bên mua nằm ngoài giá trị hợp đồng được ghi nhận là thu nhập khác.
- Đối với bên mua:
+ Các khoản tiền phạt về bản chất là khoản giảm giá hàng mua, làm giảm khoản thanh toán cho người bán được hạch toán giảm giá trị tài sản hoặc khoản thanh
35 toán (khơng hạch tốn vào thu nhập khác) trừ khi tài sản có liên quan đã được thanh lý, nhượng bán.
+ Các khoản tiền phạt khác được ghi nhận là thu nhập khác trong kỳ phát sinh. - Cuối kỳ, kế toán kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính vào bên Có tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.”
2.2.5.1.3. Tài khoản và chứng từ sử dụng
Tài khoản sử dụng: TK 711 – Thu nhập khác. Sơ đồ 2.16: Sơ đồ kết cấu tài khoản 711
Chứng từ sử dụng
- Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng. - Biên bản thanh lý, nhượng bán. - Biên bản vi phạm hợp đồng.