CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về rủi ro tín dụng của NHTM
2.1.2.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng
- Chính sách tín dụng của ngân hàng khơng phù hợp: Tùy thuộc vào mục
tiêu kinh doanh, khẩu vị rủi ro mà mỗi ngân hàng xây dựng chính sách tín dụng cho mình. Nếu như phương châm của các ngân hàng lớn chỉ cho vay khi kiểm soát được rủi ro thì một số NHTMCP quy mơ nhỏ hơn lại chủ trương chia khách hàng ra thành 2 nhóm: Nhóm khách hàng đạt tiêu chuẩn để phát triển nhằm đạt chỉ tiêu kinh doanh và nhóm khách hàng dưới tiêu chuẩn để khai thác tối đa thu nhập từ lãi vay, phí của nhóm khách hàng này. Và họ chấp nhận tỷ lệ nợ quá hạn luôn cao hơn nhóm đủ tiêu chuẩn. Một vấn đề xảy ra thường xuyên trong giai đoạn hiện nay là khách hàng không đủ điều kiện vay tại một ngân hàng lớn sẽ nộp hồ sơ ở một ngân hàng nhỏ hơn và được chấp nhận vay. Trước áp lực kinh doanh và cạnh tranh, gay gắt trong ngành, các ngân hàng phải ln điều chỉnh chính sách tín dụng và nếu không cẩn trọng sẽ dẫn đến rủi ro chính sách tín dụng khơng phù hợp, gây rủi ro tín dụng.
- Bộ phận vận hành của ngân hàng khơng tn thủ quy trình tín dụng: Bộ
phận vận hành ở đây được hiểu là bộ phận thực thi và kiểm sốt những điều kiện cấp tín dụng. Thơng thường, hồ sơ vay vốn sau khi phê duyệt được chuyển sang bộ phận vận hành để hoàn tất thủ tục pháp lý, công chứng, đăng ký tài sản thế chấp (nếu có) và soạn hợp đồng giải ngân. Vì một lý do nào đó mà bộ phận vận hành làm sai quy trình, sai thơng tin trong hợp đồng hoặc khơng công chứng, đăng ký đầy đủ sẽ dẫn đến rủi ro khách hàng không thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng, không xử lý được tài sản khi phát sinh nợ q hạn. Từ đó, rủi ro tín dụng gia tăng.
- Thiếu kiểm tra, giám sát sau cho vay: Kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của khách hàng sau cho vay là điều kiện bắt buộc đối với mỗi khoản cấp tín
dụng nhằm mục đích theo dõi và kiểm tra: khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay khơng, hoạt động kinh doanh có tăng trưởng hay khơng, khách hàng có gặp rủi ro và khó khăn gì hay khơng để ngân hàng có định hướng xử lý phù hợp. Nếu khách hàng kinh doanh hiệu quả và tăng trưởng tốt, ngân hàng sẽ xem xét tăng mức cấp tín dụng cho khách hàng để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt hoặc nhu cầu đầu tư. Nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, kinh doanh khơng hiệu quả, ngân hàng kịp thời thu hẹp tín dụng, khơng cho vay thêm hoặc cho vay có điều kiện. Như vậy sẽ hạn chế được rủi ro cho ngân hàng và cả khách hàng. Tùy thuộc vào quy mô khoản vay, loại hình cấp tín dụng mà mỗi ngân hàng quy định tần suất kiểm tra cho phù hợp, thông thường kiểm tra chứng từ trong vòng 30 ngày và kiểm tra thực tế tối thiểu 3 tháng/lần sau khi giải ngân. Trên thực tế, không phải trường hợp nào nhân viên tín dụng cũng kiểm tra đúng quy định, đôi khi 12 tháng mới kiểm tra một lần hoặc việc kiểm tra mang tính chất thủ tục, chiếu lệ nên khơng theo sát tình hình khách hàng, làm tăng rủi ro tín dụng.
- Cán bộ làm cơng tác tín dụng khơng có chun mơn cao, tha hóa về mặt đạo đức: Bên cạnh việc khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích và cố tình gian
dối, lừa đảo ngân hàng thì cán bộ tín dụng khơng có chun mơn cao, tha hóa về mặt đạo đức cũng là yếu tố gây rủi ro cho ngân hàng. Bởi nếu cán bộ tín dụng có chun mơn sẽ đánh giá khách hàng chính xác hơn, trách cho vay sai lầm. Ngồi ra, cán bộ tín dụng tha hóa về mặt đạo đức, vì lợi ích vật chất trước mắt, khơng ngại bắt tay với khách hàng để giả mạo hồ sơ, chiếm doạt tài sản ngân hàng là hành vi hết sức nguy hiểm. Thực tế cho thấy, trong số các hồ sơ gây tổn thất cho ngân hàng do khách hàng giả mạo hồ sơ, phần lớn đều có sự tiếp tay của nhân viên ngân hàng. Và việc phát hiện và xử lý hết sức khó khăn và kéo dài.