Hậu quả của rủi ro tín dụng đến nền kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 33 - 34)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan về rủi ro tín dụng của NHTM

2.1.3.3. Hậu quả của rủi ro tín dụng đến nền kinh tế

- Rủi ro tín dụng khơng chỉ tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM mà còn gây ra những hậu quả xấu đối với nền kinh tế. Khi rủi ro tín dụng phát sinh khiến ngân hàng mất uy tín và giảm khả năng thanh khoản sẽ gây ra hiệu ứng rút tiền hàng loạt từ các khách hàng gửi tiền, có thể làm mất khả năng thanh khoản của ngân hàng. Hoạt động ngân hàng mang tính hệ thống, khi một ngân hàng phá sản, dễ dàng kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt các ngân hàng khác, dẫn đến sự mất ổn định của toàn hệ thống ngân hàng. Rủi ro tín dụng tăng cao có thể làm phát sinh các rủi ro có tính hệ thống lên tồn bộ ngành ngân hàng mà hậu quả sẽ làm tổn hại đến các yếu tố kinh tế vĩ mô của một đất nước (Vania Andriani1, Sudarso Kaderi Wiryono, 2015).

- Ngân hàng đóng vai trị là trung gian tài chính giữa người có vốn nhàn rỗi và người cần vốn để sản xuất kinh doanh. Khi phát sinh rủi ro tín dụng dẫn đến nợ xấu

tăng cao gây ra sự thiếu tin tưởng của công chúng đối với ngân hàng khiến cho khả năng huy động vốn từ dân cư thấp. Điều đó ảnh hưởng đến khả năng cho vay của ngân hàng, tác động làm giảm nguồn cung tiền của nền kinh tế dẫn đến việc nền kinh tế thiếu vốn để sản xuất kinh doanh, gây nên sự trì trệ trong sản xuất, làm lãng phí thời gian và cơ sở vật chất, thất nghiệp gia tăng và có tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng nền kinh tế dẫn đến suy thoái kinh tế và mất ổn định xã hội.

- Tỷ lệ nợ xấu tăng cao còn khiến cho nguồn vốn dài hạn của ngân hàng bị suy giảm, dẫn đến nguồn tài trợ cho hoạt động đầu tư dài hạn cũng bị suy giảm, dẫn đến nợ nước ngoài tăng và làm tăng trưởng kinh tế quốc gia có xu hướng lệ thuộc vào nước ngồi.

Như vậy rủi ro tín dụng xảy ra sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế bởi vì hệ thống ngân hàng là cầu nối giữa nơi cần vốn và nơi thừa vốn. Hơn nữa, khi có một ngân hàng bị phá sản thì rất dễ xảy ra hiệu ứng dây chuyền trong toàn bộ hệ thống, nguy cơ gây nên khủng hoảng đối với toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng đến đến đời sống xã hội và sự phát triển của quốc gia. Vì thế, rủi ro tín dụng khơng những ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội. Khi xảy ra tình trạng khủng hoảng từ hệ thống NHTM, ngân hàng Trung ương cần có những biện pháp hỗ trợ các NHTM thông qua các kênh như chính sách tiền tệ, tín dụng và lãi suất giúp cải thiện tình trạng thanh khoản và nợ xấu tại các NHTM để các ngân hàng này vượt qua giai đoạn khó khăn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)