Hậu quả của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 31 - 33)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan về rủi ro tín dụng của NHTM

2.1.3.1. Hậu quả của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh

- Tín dụng là hoạt động chủ yếu của các NHTM, chiếm phần lớn doanh thu và lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM sẽ bị tác động rất lớn, có thể lâm vào tình trạng khó khăn khi rủi ro tín dụng xảy ra do khơng thu được nợ gốc và lãi vay đúng hạn, việc luân chuyển và sử dụng vốn không hiệu quả, đồng thời làm hạn chế khả năng mở rộng tín dụng và tăng trưởng tín dụng. Chính những điều này sẽ làm cho doanh thu của ngân hàng bị giảm sút.

- Bên cạnh đó khi rủi ro tín dụng phát sinh sẽ tạo nên các nhóm nợ xấu làm cho chi phí hoạt động của ngân hàng tăng lên bao gồm: chi phí quản lý nợ xấu, chi phí trích lập dự phịng rủi ro và các chi phí khác liên quan đến cơng tác thu hồi nợ. Việc gia tăng các khoản chi phí khiến cho lợi nhuận sau thuế suy giảm nghiêm trọng. Một số nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh điều này. Nicolae Petria (2013), rủi ro tín dụng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Việc trích lập các khoản dự phịng rủi ro tín dụng sẽ làm tăng chi phí của ngân hàng, dẫn đến làm giảm lợi nhuận, và có tác động làm suy giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng (Hasan Ayaydin, 2014).

- Rủi ro tín dụng sẽ tạo ra gánh nặng trong việc chi trả lãi tiền gửi cho khách hàng, vì phần lớn nguồn vốn hoạt động của ngân hàng là nguồn vốn huy động, mà khi ngân hàng không thu hồi được nợ gốc và lãi trong cho vay thì khả năng thanh tốn của ngân hàng sẽ lâm vào tình trạng thiếu hụt. Như vậy, rủi ro tín dụng sẽ làm cho ngân hàng giảm hoặc thậm chí mất khả năng thanh khoản.

- Rủi ro tín dụng cịn gây suy giảm về năng lực tài chính và uy tín của ngân hàng, sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Nếu một ngân hàng bị lỗ liên tục hoặc thanh khoản gặp khó khăn có thể dẫn đến sự hoang mang, lo lắng của khách hàng gửi tiền và sẽ gây ra hiện tượng rút tiền hàng loạt của khách hàng, và có nguy cơ phá sản (Mark Swinburne và cộng sự, 2007).

Như vậy, khi rủi ro tín dụng phát sinh sẽ dẫn đến các rủi ro khác trong hoạt động của ngân hàng như rủi ro thanh khoản từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn, ổn định và phát triển của các NHTM.

2.1.3.2. Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với khách hàng

Khi ngân hàng gặp rủi ro tín dụng, tức khả năng ngân hàng có thể thu lại các khoản cho vay bị suy giảm sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng, điều này tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nếu ngân hàng mất thanh khoản và hồn tồn khơng thể chi trả cho khách hàng sẽ khiến cho khách hàng bị mất vốn và có thể trở thành những người trắng tay.

Tuy nhiên, không chỉ những khách hàng gửi tiền chịu ảnh hưởng mà bản thân những khách hàng đi vay cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Khi ngân hàng mất vốn thì khả năng tài trợ của ngân hàng sẽ giảm sút, có thể làm cho ngân hàng khơng cịn đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Vì thế, khách hàng phải tìm một ngân hàng khác có đủ khả năng để tài trợ, làm gián đoạn hoạt động đầu tư kinh doanh và có thể gây ra những tổn thất khơng nhỏ cho những khách hàng đi vay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)