Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.2. Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng

2.2.1. Các yếu tố vi mô (thuộc về ngân hàng)

2.2.1.1. Rủi ro tín dụng ngân hàng trong quá khứ

Nhiều nghiên cứu như nghiên cứu của Daniel Foos & ctg (2010), Somanadevi Thiagarajan & ctg (2011) đã chỉ ra rằng rủi ro tín dụng năm hiện tại chịu tác động của rủi ro tín dụng trong quá khứ với độ trễ là một năm và đây là tác động cùng chiều. Nguyên nhân do rủi ro tín dụng trong quá khứ khơng thể hồn tồn bị xố bỏ mà có thể kéo dài, ảnh hưởng đến năm sau. Điều này là dễ hiểu khi ngân hàng khơng chỉ có hoạt động tín dụng ngắn hạn mà cịn có những khoản tín dụng dài hạn (trên một năm).

Việt Nam trong thời kỳ tăng trưởng tín dụng nóng với phần lớn là các khoản cho vay bất động sản và chứng khoán. Khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoản sụt giảm, theo đó rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng gia tăng. Tuy nhiên, với đặc thù các NHTM Việt Nam có tỷ trọng các khoản vay ngắn hạn cao nên tác động của rủi ro tín dụng được kỳ vọng có độ trễ sẽ ngắn hơn các quốc gia phát triển.

2.2.1.2. Các khoản dự phòng rủi ro

Các khoản dự phòng rủi ro được xem như một cách để kiểm soát các khoản nợ có nguy cơ tổn thất và có khả năng phát hiện, bảo hiểm ở mức độ cao đối với các khoản tổn thất tín dụng của ngân hàng. Vì thế, nếu ngân hàng dự đốn khả năng rủi ro, khả năng mất vốn càng cao sẽ xây dựng mức dự phòng càng cao để giảm thiểu sự biến động của thu nhập (Hasan and Wall, 2003). Như vậy, dự phịng rủi ro tín dụng càng cao cho thấy nợ xấu càng cao.

2.2.1.3. Địn bẩy tài chính

Cấu trúc vốn có thể có tác động đến rủi ro tín dụng. Khi tỷ lệ đòn bẩy của ngân hàng càng cao sẽ dẫn đến xu hướng tăng rủi ro vì nhu cầu phải mang lại lợi nhuận cao hơn với mức vốn thấp hơn cho ngân hàng.

2.2.1.4. Quy mô ngân hàng

Các ngân hàng có quy mơ càng lớn thì rủi ro tín dụng càng thấp (Zribi và Boujelbène, 2011). Điều này được giải thích dựa trên lý thuyết về sự đa dạng hóa theo quy mơ, tức các ngân hàng càng có quy mơ lớn, khả năng đa dạng hoá về khách hàng, về ngành nghề cho vay, về tài sản đảm bảo, về thời hạn cho vay cao dẫn đến rủi ro tín dụng thấp hơn các ngân hàng có quy mơ nhỏ. Ngồi ra, các ngân hàng có quy mô lớn thường hệ thống quản lý rủi ro tốt hơn và khả năng đối phó hiệu quả hơn đối với những người vay khơng tốt.

Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng quy mơ ngân hàng càng lớn thì khả năng xảy ra rủi ro tín dụng càng cao (Stern và Feldman, 2004). Nguyên nhân do khách hàng của các ngân hàng có quy mơ lớn thường là các doanh nghiệp lớn, có ưu thế trong lĩnh vực vay mượn. Thêm vào đó tư tưởng “quá lớn nên khó sụp đổ” đã ảnh hưởng đến việc xét duyệt tín dụng. Ngân hàng sẽ đơn giản hố thủ tục xét duyệt, đẩy mạnh cho vay, điều này chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Lập luận này hợp lý đối với trường hợp của Việt Nam khi các ngân hàng có quy mô lớn thường tập trung các doanh nghiệp Nhà nước và tập đoàn vay vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng.

2.2.1.5. Khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời thể hiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Hạn chế rủi ro tín dụng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. Nhưng khả năng sinh lời cũng có tác động ngược lại đối với rủi ro tín dụng. Sự tác động này phụ thuộc vào mục tiêu mà ngân hàng đang theo đuổi là lợi nhuận hay giảm thiểu rủi ro. Đối với ngân hàng có mục tiêu là lợi nhuận, khi khả năng sinh lời càng cao sẽ đi kèm với rủi ro tín dụng càng cao vì ngân hàng sẵn sàng cấp các khoản tín dụng xấu để đạt lợi nhuận cao. Đối với ngân hàng có mục tiêu là giảm thiểu rủi ro, quy định và điều kiện cấp tín dụng sẽ rất khó khăn, vì thế lợi nhuận của ngân hàng có thể là khơng cao. Tuy nhiên, khả năng sinh lời của ngân hàng có tác động đến rủi ro tín dụng khơng phải ở hiện tại mà là ở tương lai. Điều này được giải thích khi các ngân hàng hoạt động hiệu quả, trình độ quản lý được nâng cao, khả năng kiểm soát rủi ro cao sẽ dẫn đến tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp, và ngược lại. Vì thế khả năng sinh lời của ngân hàng có thể có tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng trong tương lai.

2.2.1.6. Tốc độ tăng trưởng tín dụng

Tốc độ tăng trưởng tín dụng có thể có tác động cùng chiều hoặc ngược chiều đối với rủi ro tín dụng. Khi nền kinh tế tăng trưởng, do cạnh tranh phát triển, các ngân hàng sẽ tiến hành giảm lãi suất và nới lỏng các điều kiện cho vay. Việc nới lỏng các điều kiện về tài sản đảm bảo, chất lượng tín dụng sẽ tích luỹ rủi ro và bộc phát vào giai đoạn nền kinh tế suy thoái. Tác động của tốc độ tăng trưởng tín dụng đến rủi ro tín dụng là tác động cùng chiều với độ trễ là hai và ba năm (Daniel Foos & ctg, 2010). Tuy nhiên, trong trường hợp ngân hàng tăng lãi suất cho vay hoặc siết chặt các chỉ tiêu xét duyệt tín dụng khi nhu cầu tín dụng nâng cao sẽ có tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng.

2.2.2. Các yếu tố vĩ mơ (bên ngồi ngân hàng)

Lạm phát có những tác động khác nhau đến rủi ro tín dụng của ngân hàng. Một mặt, lạm phát có thể làm tăng khả năng trả nợ của khách hàng vì nó có thể làm giảm giá trị thực của các khoản vay chưa trả. Mặt khác, lạm phát có thể tác động tiêu cực đến rủi ro tín dụng, bởi vì lạm phát sẽ làm giảm thu nhập thực tế của người đi vay (Hasna Chaibi và Zied Ftiti, 2015). Ngoài ra, trong một số trường hợp, lạm phát có tác động xấu đến khả năng trả nợ của khách hàng thông qua biện pháp gia tăng lãi suất của chính sách tiền tệ nhằm chống lại lạm phát và duy trì lợi nhuận thật của ngân hàng.

2.2.2.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể tượng trưng cho chu kỳ kinh tế của một quốc gia. Khi nền kinh tế tăng trưởng tốt sẽ tạo môi trường tốt cho các đối tượng vay vốn hoạt động có hiệu quả, góp phần làm tăng khả năng hoàn vốn cho ngân hàng, dẫn đến làm giảm rủi ro tín dụng và ngược lại (Abhiman Das and Saibal Ghosh, 2007). Mặt khác, khi nền kinh tế suy thoái, các ngân hàng sẽ mở rộng tín dụng cho những đối tượng có chất lượng thấp, đồng nghĩa với khả năng trả nợ của họ là thấp, dẫn đến sự gia tăng của nợ xấu.

2.2.2.3. Tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp là một trong những chỉ số quan trọng thể hiện sức khoẻ của một nền kinh tế. Sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp sẽ tác động xấu, làm gia tăng rủi ro tín dụng của ngân hàng. Khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến dòng tiền của các hộ gia đình. Mặt khác, đối với các cơng ty, khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng có thể làm giảm sản lượng là hệ quả của sự sụt giảm nhu cầu. Điều này tác động làm gia tăng rủi ro tín dụng của các NHTM.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)