CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu
4.3.2. Các yếu tố bên ngoài ngân hàng
4.3.2.1. Tỷ lệ lạm phát
Kết quả hồi quy mơ hình cho thấy tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng, phù hợp với kỳ vọng ban đầu của tác giải, nhưng lại khơng có ý nghĩa thống kê. Vì thế, đối với yếu yếu lạm phát, tác giả chưa tìm thấy mối liên hệ với rủi ro tín dụng trong trường hợp các NHTM Việt Nam.
4.3.2.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GDP có tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê đối với rủi ro tín dụng, cụ thể khi tốc độ tăng trưởng GDP tăng 1% thì tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng sẽ giảm 0.369%. Điều này là phù hợp với kỳ vọng ban đầu của tác giả và phù hợp với nghiên cứu của Asghar Ali và Kevin Daly (2010), Nabila Zribi1 và Younes Boujelbène (2011), Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2014). Điều này được lý giải là do trong thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng, các khách hàng vay nợ có thể có mơi trường làm việc thuận lợi, hiệu quả để có đủ tiền để trả nợ, nhưng trong thời kỳ kinh tế suy thoái, khả năng trả nợ của họ giảm do công việc kinh doanh trở nên khó khăn hơn. Chính vì vậy, thời kỳ kinh tế suy thối dễ dẫn đến việc gia tăng nợ xấu, do vậy dẫn đến mối quan hệ ngược chiều giữa tốc độ tăng trưởng GDP và rủi ro tín dụng của các ngân hàng.
Tóm tắt chương 4
Trong chương 4, tác giả đã trình bày mơ hình hồi quy gồm các yếu bên trong và bên ngoài ngân hàng tác động đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam. Qua việc phân tích dữ liệu bảng từ số liệu thu thập được từ báo cáo tài chính hợp nhất của 25 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2007-2016, tác giả đã thực hiện xây dựng mô hình ước lượng mức độ tác động của từng yếu tố đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng.
Theo kết quả ước lượng GMM Roodman, có tất cả năm biến có ý nghĩa thống kê tác động đến rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam, bao gồm: tỷ lệ nợ xấu năm trước, dự phòng rủi ro tín dụng, quy mơ ngân hàng, tốc độ tăng trưởng tín dụng, và tốc độ tăng trưởng GDP. Ngồi ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy biến khơng có ý nghĩa thống kê là: tỷ lệ đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lời và tỷ lệ lạm phát.
Nội dung chương này là cơ sở để tác giả đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong chương sau.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM