CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
5.2. Hàm ý chính sách quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam
5.2.2. Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà Nước và các cơ quan chức
Kiến nghị đối với NHNN
NHNN là một cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ, thực hiện chức năng quản lý hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh tốn và quản lý ngoại hối. Nói cách khác, NHNN là cơ quan quản lý các TCTD trong đó có NHTM. Vì thế, để hạn chế rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam thì NHNN giữ một vai trò hết sức quan trọng. Với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước, trước hết NHNN cần nâng cao năng lực quản lý, điều hành và xây dựng chính sách, cụ thể:
Cơ cấu lại tổ chức và chức năng nhiệm vụ của NHNN nhằm nâng cao hiệu quả điều hành vĩ mô theo hướng xây dựng một ngân hàng trung ương hiện đại, phù hợp với thông lệ chung của thế giới, đảm bảo tính độc lập của NHNN trong việc điều hành chính sách tiền tệ và quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng, hạn chế sự can thiệp của Chính phủ vào hoạt động của NHNN.
- NHNN cần tăng cường cơng tác thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của các NHTM như chất lượng tín dụng, quy trình cấp tín dụng và xử lý nợ xấu, việc chấp hành các quy định của pháp luật về phân loại nợ, quy định về trích lập dự phịng rủi ro tín dụng của các NHTM. Trong trường hợp phát hiện các trường hợp vi phạm pháp luật về hoạt động tín dụng, NHNN cần xử lý nghiêm các NHTM có hành vi vi phạm.
- NHNN cần tích cực nghiên cứu, xây dựng và điều chỉnh, hoàn thiện khung pháp lý về tiền tệ, ngân hàng, trong đó tập trung hoàn thiện các quy định an toàn hoạt động ngân hàng và thanh tra, giám sát ngân hàng; các quy định liên quan đến
quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng phù hợp hơn với yêu cầu thực tiễn của Việt Nam và các thông lệ, chuẩn mực quốc tế.
- NHNN cần thay đổi quy định về trích lập dự phịng rủi ro tín dụng bằng cách áp dụng các thông lệ quốc tế trong việc xác định và trích lập dự phịng rủi ro. Quỹ dự phòng rủi ro ở các NHTM Việt Nam hiện được trích theo phân loại nợ và khá bị động cụ thể là các khoản nợ đã quá hạn, trở thành nợ xấu mới thực hiện trích lập dự phòng. Phương pháp phân loại nợ căn cứ theo số ngày trễ hạn mà khơng tính tốn theo mức độ rủi ro của từng khoản nợ.
- NHNN cần chú trọng đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu của các trung tâm mua bán nợ, khuyến khích sự liên kết, hợp tác giữa các NHTM với các công ty mua bán nợ để góp phần xử lý các khoản nợ xấu một cách nhanh chóng và hiệu quả
- Ngoài ra, NHNN cần có chiến lược đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ. Nhân lực của NHNN cần được đào tạo với trình độ chun mơn cao, nắm vững các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Đồng thời, NHNN cần hướng các NHTM chủ động công bố và minh bạch thông tin trong quản trị rủi ro.
Kiến nghị đối với các cơ quan chức năng
Các yếu tố vĩ mơ trong đó yếu tố tăng trưởng GDP có tác động đến rủi ro tín dụng, vì thế Chính phủ và các cơ quan chức năng cần đề ra các biện pháp nhằm giúp nền kinh tế tăng trưởng ổn định, bền vững và kiềm chế lạm phát, điều này sẽ góp phần làm giảm rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hiện nay tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam thuộc nhóm những quốc gia cao nhất. Tuy nhiên để duy trì bền vững tốc độ tăng trưởng kinh tế thì Chính Phủ cần phải thay đổi tư duy về mơ hình tăng trưởng kinh tế từ chú trọng số lượng chuyển sang chất lượng, cần tập trung phát triền kinh tế theo hướng bền vững. Để đạt được sự tăng trưởng cao, bền vững, Chính phủ và NHNN cần tập trung vào các giải pháp như: Ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế kết hợp với cải cách thủ tục hành chính và cải thiện mơi trường đầu tư.
Về ổn định kinh tế vĩ mô, Việt Nam cần kiên định trong cải cách thể chế, có chính sách tiền tệ hợp lý đặc biệt là đối với hoạt động tín dụng. Bởi vì nới lỏng chính sách tiền tệ, tín dụng có thể thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn, song cũng có thể đẩy nền kinh tế trở lại vịng xốy của nợ xấu.
Về tái cơ cấu nền kinh tế, Chính phủ cần tập trung thực hiện tái cơ cấu trong lĩnh vực đầu tư cơng nhằm chống lãng phí và nâng cao hiệu quả trong đầu tư cơng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Việt Nam cần cải cách thủ tục hành chính và cải thiện mơi trường đầu tư để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thu hút được các nguồn lực để phát triển kinh tế quốc gia.