Bảng mô tả thời vụ trong năm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cải thiện sinh kế cho người dân trong yêu cầu bảo tồn tài nguyên tình huống nghiên cứu tại ấp 5, xã mã đà, huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai (Trang 51 - 59)

Đối tƣợng cho thu nhập T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Xoài Hái quả

Điều Hái quả

Chai Mùa nhiều Mùa ít

Làm thuê Hái quả Trồng mì

Hộ làm th có thu nhập khơng ổn định và cũng lệ thuộc vào tính chất mùa vụ. Công việc trên địa bàn không đủ để giải quyết hết cho lực lƣợng lao động nhàn rỗi. Ngƣời dân thƣờng xuyên rơi vào trạng thái thất nghiệp. 100% các hộ làm thuê đều phải chủ động đi xa hơn tìm kiếm cơng việc ở các xã, huyện hay các tỉnh lân cận. Theo con số ƣớc tính trung bình

4.3. Chiến lƣợc sinh kế ứng phó tổn thƣơng

Đặc điểm vụ mùa ảnh hƣởng đến sinh kế của phần lớn các hộ dân trong KBTTVĐ. Để bổ sung cho sự ngắt quãng của dòng thu nhập và gia tăng giá trị tổng thu nhập, các hộ dân ấp 5 phải đa dạng hóa sinh kế của mình.

Việc đa dạng hóa sinh kế yêu cầu phải có phƣơng tiện sản xuất, lực lƣợng lao động cả về số lƣợng lẫn kĩ năng. Chính vì vậy, nguồn thu nhập đến từ ba ngành nghề khác nhau trở lên hầu nhƣ chỉ nhìn thấy ở các hộ khơng nghèo. Trong điều kiện của mình, 64% các hộ nghèo thu nhập đến từ hai ngành nghề khác nhau (Biểu đồ 4.15).

Biểu đồ 4.15. Mức độ đa dạng hóa sinh kế phân theo nhóm hộ

Cách ứng phó phổ biến của hộ nghèo trƣớc những tổn thƣơng là gia tăng lực lƣợng lao động, giảm bớt gánh nặng phụ thuộc bằng việc cho trẻ nghỉ học sớm (tỉ lệ trẻ em nghỉ học sớm ở hộ nghèo là 42%).

Kết quả khảo sát về những dự định của ngƣời dân để cải thiện sinh kế trong tƣơng lai cho thấy 82% hộ nghèo khơng có phƣơng hƣớng để thay đổi. Các hộ khơng nghèo có dự định tự di dời (8%) hoặc mạnh tay chuyển đổi cây trồng (19%). Đây là những lựa chọn mà hộ nghèo không đủ nguồn lực để thực hiện (Biểu đồ 4.16).

27% 64% 9% 0% 0% 12% 46% 35% 4% 4% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 1 2 3 4 5 T ỉ lệ hộ g ia đìn h

Số ngành nghề tạo thu nhập mà hộ gia đình có tham gia

Biểu đồ 4.16. Phƣơng án cải thiện sinh kế phân theo nhóm hộ

4.4. Ý kiến phỏng vấn từ chính quyền và chuyên gia

Nghiên cứu đã thực hiện phỏng vấn sâu đối với nhiều nhóm đối tƣợng có liên quan để kiểm tra chéo thông tin và xây dựng cơ sở vững chắc cho các lập luận phân tích cũng nhƣ khuyến nghị chính sách (Chi tiết phỏng vấn tham khảo Phụ lục 25).

Về chính sách di dời, việc phỏng vấn đƣợc thực hiện với Phịng Nơng nghiệp và Phát

triển Nông thôn huyện Vĩnh Cửu. Dự án bị bế tắc vì kinh phí q lớn, xuất phát từ vấn đề không thống nhất đƣợc phƣơng án hỗ trợ khi di dời. Hƣớng giải quyết đề xuất là ƣu tiên thực hiện đối với các hộ chấp nhận mức hỗ trợ - thƣờng là các hộ nghèo, ít tài sản và lệ thuộc nghề rừng.

Về công tác bảo tồn, việc phỏng vấn đƣợc thực hiện với Hạt Kiểm lâm và Bộ phận

Quản lí bảo vệ rừng KBTTVĐ. Ban quản lí thừa nhận rằng do khả năng quản lí hạn chế nên giải pháp quản lí chủ yếu là cấm khai thác đối với tất cả lâm sản ngồi gỗ dù khơng ảnh hƣởng đến việc tái sinh tài nguyên. Bên cạnh đó, vấn đề cịn tồn đọng là pháp luật quy định về mức

0% 0% 9% 9% 0% 82% 8% 19% 4% 4% 4% 65% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90%

Tự di dời Chuyển đổi

cây trồng Cải tạo vƣờn, cắt cây, bỏ phân

Chuyển đổi công việc cho

con

Bán vƣờn gửi ngân hàng

Khơng có dự định

xã giáp ranh và các tổ chức Hội để tƣơng tác hỗ trợ thực hiện tuyên truyền, theo dõi vi phạm và chăm lo cho đời sống ngƣời dân.

Về cơng tác quản lí dân sinh, việc phỏng vấn đƣợc thực hiện với UBND xã Mã Đà,

Hội đồng Nhân dân xã Mã Đà và ấp trƣởng ấp 5. Theo thơng tin phản hồi, các chƣơng trình hỗ trợ sinh kế, đào tạo nghề, cho vay vốn, tổ chức hợp tác xã đều thất bại. Trƣớc hết là hộ dân không đủ điều kiện nền tảng về hạ tầng để sử dụng hiệu quả khoản hỗ trợ. Thứ hai là việc hỗ trợ mang tính chất nhỏ lẻ, rời rạc, không có sự phối hợp đồng thời nên không phát huy tác dụng. Theo đó, hiệu quả của các hoạt động này chỉ phát huy khi có xuất hiện rõ ràng vai trị của ngƣời tổ chức, ngƣời giám sát và ngƣời theo dõi để hỗ trợ kĩ thuật thƣờng xuyên.

Về vấn đề giáo dục, việc phỏng vấn đƣợc thực hiện với Hiệu trƣởng trƣờng Mã Đà.

Trƣờng học ở Mã Đà đã nhận đƣợc sự hỗ trợ từ nhiều tổ chức từ thiện để hình thành các quỹ học bổng và xây dựng kí túc xá ở xã cho học sinh các ấp trọ học tuy nhiên quy mơ vẫn cịn hạn chế. Việc cần làm hiện tại là tác động thay đổi nhận thức của phụ huynh để họ nỗ lực đƣa con đến trƣờng trong sự cố gắng hỗ trợ tối đa của nhà trƣờng cho học sinh.

Về tƣ vấn chuyên môn, nghiên cứu thực hiện phỏng vấn Trung tâm Khuyến nơng

Đồng Nai và Phịng Kỹ thuật lâm sinh KBTTVĐ. Theo đề xuất của chuyên gia khuyến nơng, mơ hình nơng nghiệp có thể phát huy ƣu thế với đặc điểm khu vực là chăn nuôi gia súc lớn (bò, dê) và áp dụng kĩ thuật ghép cành để cải tạo vƣờn mà không cần đốn hạ cây. Theo đề xuất của chuyên viên Kỹ thuật lâm sinh, mơ hình phát triển hàng thủ cơng mĩ nghệ cần sự tham gia nhiều hơn của ngƣời dân địa phƣơng vào chuỗi giá trị. Thay vì chỉ gia cơng, địa phƣơng cần chủ động khâu nguyên liệu đầu vào (cây mây, cây tre) từ rừng sản xuất để tạo ra giá trị gia tăng nhiều hơn. Bên cạnh đó, quan điểm cho phép ngƣời dân khai thác bền vững rừng đặc dụng theo mơ hình các nƣớc trên thế giới cũng đƣợc đề cập thay vì cấm đoán và di dời.

Về chiến lƣợc hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ, nghiên cứu thực hiện phỏng vấn

chuyên gia của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã từng thực hiện dự án trên địa bàn. Mục tiêu của dự án là thay đổi nhận thức và hành vi về đầu tƣ giáo dục để hƣớng đến giảm nghèo bền vững. Rút kinh nghiệm từ dự án, cách làm đƣợc đề xuất là kết hợp hỗ trợ cơ sở vật chất

với xây dựng cơ chế tuyên truyền và giám sát hiệu quả. Theo đó, trách nhiệm tuyên truyền và giám sát cần đƣợc gắn cho nhiều nhóm đối tƣợng (Hội nơng dân, Hội phụ nữ) thông qua thay đổi nhận thức của họ. Chính các nhóm đối tƣợng này sẽ có tác động lan tỏa đến các nhóm dân cƣ.

Về phản hồi từ tập thể các hộ dân, nghiên cứu đã thực hiện phỏng vấn nhóm hộ dân

nhiều thành phần. Kết quả cho thấy vấn đề hạ tầng điện nƣớc là vấn đề cấp thiết cần cải thiện. Bên cạnh đó, việc tổ chức mơ hình nhóm sản xuất sẽ khơng hiệu quả khi ngƣời dân khơng rõ lợi ích và cơ chế tham gia. Cách thu hút hiệu quả theo phản hồi của tập thể là hỗ trợ một mơ hình thí điểm thành cơng để họ có cơ sở thuyết phục và học hỏi theo.

CHƯƠNG 5.

PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Dựa trên các kết quả phát hiện ở Chƣơng 4, Chƣơng 5 thảo luận và phân tích để làm rõ hai nội dung: (1) sự ảnh hƣởng của một số tài sản có ý nghĩa quan trọng với sinh kế hộ gia đình ấp 5, (2) sự ảnh hƣởng của các chính sách hiện hành lên các loại tài sản sinh kế và bối cảnh tổn thƣơng đối với hộ dân ấp 5.

5.1. Đánh giá tác động của các loại tài sản đối với sinh kế hộ dân 5.1.1. Vốn con ngƣời 5.1.1. Vốn con ngƣời

Nguồn lực vốn con ngƣời ở ấp 5 là hạn chế quan trọng nhất vì nó ảnh hƣởng đến khả năng sử dụng hiệu quả các loại nguồn vốn khác và khả năng đa dạng hóa sinh kế hộ gia đình. Ấp 5 gặp vấn đề về lao động thiếu kĩ năng, trình độ học vấn thấp, tỉ lệ phụ thuộc và tỉ lệ trẻ em nghỉ học sớm cao. Trong đó, vấn đề nổi bật mà chính sách có thể tác động và việc tác động mang lại hiệu quả lâu dài chính là cải thiện năng lực lao động. Ngƣời dân cần có năng lực để có thể đọc, hiểu, tiếp nhận các thông tin, kiến thức, kĩ năng để áp dụng vào cơng việc.

Phân tích về tỉ lệ nghỉ học sớm ở trẻ em cho thấy có hai nguyên nhân đáng lƣu ý là chi phí và nhận thức. Trẻ em bỏ học tập trung phần lớn ở các giai đoạn chuyển cấp, đặc biệt là từ tiểu học lên trung học cơ sở. Chi phí phát sinh gia tăng vì trẻ em phải di chuyển xa hơn để đến trƣờng (Phụ lục 14 và 15). Trên địa bàn ấp chỉ có trƣờng tiểu học. Các cấp học cao hơn cách ấp từ 20 km trở lên. Chi phí cho con đi học sau lớp 5 tối thiểu mỗi ngày là 20.000 đồng/em chỉ tiền xe và tiền ăn sáng, chƣa kể học phí. Hiện tại, ấp chỉ có xe đƣa đón học sinh do tƣ nhân tổ chức kinh doanh và thu phí hàng ngày (15.000 đồng/em cả lƣợt đi và về). Trong điều kiện thu nhập hạn chế, cơ sở hạ tầng không thuận tiện, các hộ gia đình lựa chọn cho trẻ nghỉ học để giảm gánh nặng chi tiêu. Ngoài ra trẻ em ở nhà cịn có thể phụ giúp gia đình, bổ sung vào lực lƣợng lao động. Khoảng 50% trẻ em trong ấp 5 mất đi cơ hội học tập trong suốt 15 năm. Một bộ phận trẻ em ở các gia đình khơng nghèo (25%) cũng khơng muốn tiếp tục đến trƣờng vì trở ngại trong vấn đề đi học xa và không thấy việc đi học là cần thiết. Ở địa phƣơng, thị trƣờng

dành cho lao động có trình độ học vấn cao hầu nhƣ khơng có. Đầu tƣ cho giáo dục địi hỏi chi phí tốn kém liên tục trong khoảng thời gian dài và kết quả thu đƣợc lại chậm thấy. Trong hồn cảnh khó khăn của địa phƣơng, ngƣời dân không nhận thấy đƣợc sự cần thiết của giáo dục. Chính điều đó giới hạn khả năng lao động và năng lực tƣ duy. Chất lƣợng nguồn lao động hiện tại một phần là kết quả của tình trạng trẻ em nghỉ học sớm trong quá khứ. Tình trạng trẻ em nghỉ học sớm lại tiếp tục ảnh hƣởng đến khả năng cải thiện sinh kế hộ gia đình trong tƣơng lai. Với năng lực hiện tại, dù thực hiện di dời họ cũng khó chuyển đổi cơng việc khi đến nơi ở mới.

Ngồi trình độ học vấn thấp, nguồn lực con ngƣời ở địa phƣơng còn gặp vấn đề về thiếu kĩ năng lao động. 100% lao động tạo thu nhập cho hộ nghèo là lao động khơng kĩ năng. Các chƣơng trình đào tạo của địa phƣơng theo sự phản ánh của ngƣời dân là hồn tồn khơng hiệu quả. Trong yêu cầu về loại hình hỗ trợ mà hộ dân mong muốn đƣợc nhận, có đến 45% hộ nghèo muốn đƣợc đào tạo nghề hiệu quả cho họ hay cho con cái của họ. Chỉ có 4% hộ khơng nghèo yêu cầu dạng hỗ trợ này. Kết hợp với kết quả khảo sát về thu nhập cho thấy lao động đã qua đào tạo kĩ năng hiệu quả là yếu tố tạo nên sự gia tăng thu nhập đáng kể và tính ổn định của dịng tài chính ít phụ thuộc vụ mùa. Yếu tố khác biệt này dễ dàng đƣợc các hộ nghèo nhận thấy và mong muốn có đƣợc sự hỗ trợ để cải thiện thu nhập.

5.1.2. Vốn tự nhiên

Sau nguồn vốn con ngƣời, nguồn vốn tự nhiên là yếu tố quan trọng kế tiếp ảnh hƣởng đến sinh kế hộ gia đình. Quan trọng hơn hết là nguồn lực đất đai và các sản vật rừng.

Khác biệt lớn giữa hộ nghèo và khơng nghèo là diện tích đất sản xuất trung bình nhóm hộ sở hữu (4.427 ha và 30.050 ha). Thiếu đất canh tác là một trong những nguyên nhân khiến cho các hộ phải lựa chọn công việc làm thuê hay nghề rừng. Diện tích đất nhỏ hẹp khiến cho việc đầu tƣ không mang lại hiệu quả. Năng suất đất của hộ nghèo thấp hơn 1/2 lần so với hộ không nghèo. Việc mở rộng quyền tiếp cận đất đai có thể gia tăng lựa chọn sinh kế hiệu quả cho ngƣời dân.

Các nguồn tài nguyên tự nhiên thuộc về rừng, hồ, ao, suối đã và đang đóng vai trị rất quan trọng với sinh kế ngƣời dân ấp 5. Phần lớn các hộ dân đều thừa nhận có khai thác tài nguyên cho nhu cầu tiêu dùng trực tiếp hàng ngày vì thuận tiện (cá, thú rừng) nhƣng khơng lƣợng hóa

đƣợc cụ thể. Ngồi ra, các sản vật rừng có thể mang lại thu nhập đủ để tồn tại khi khơng có việc làm (14% hộ dân).

5.1.3. Vốn tài chính

Vốn tài chính là trợ lực quan trọng trong việc khởi đầu bất cứ sự thay đổi nào về sinh kế. Hộ nghèo rất thiếu nguồn vốn này vì khơng có thu nhập dơi dƣ. Các định chế tài chính và thơng tin về vốn vay trong khu vực khơng sẵn có để đáp ứng nhu cầu ngƣời dân. 27% hộ nghèo phải sử dụng đến vốn vay nặng lãi. Hoạt động của ngân hàng chính sách khơng thƣờng xuyên và tùy đối tƣợng chứ không áp dụng rộng rãi với tất cả các hộ.

Vốn hỗ trợ từ các chƣơng trình từ thiện, tổ chức xã hội cho hộ nghèo làm ăn chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ. Nguồn vốn giải ngân lớn nhất các hộ nhận đƣợc là khoản vay tối đa 20.000.000 đồng/hộ của ngân hàng chính sách. Theo các hộ làm nơng, vốn đầu tƣ cần thiết trung bình là 50.000.000 đồng/ha đất mới có thể sinh ra lợi nhuận. Việc cho vay các khoản nhỏ lẻ, không liên tục khiến cho các hộ đầu tƣ không đạt tới quy mô hiệu quả mà rơi vào trạng thái nợ nần nhiều hơn. Ngồi ra, đây khơng phải là khoản vay sẵn sàng thƣờng xuyên để đáp ứng nhu cầu vay vốn mà xuất hiện theo chƣơng trình hỗ trợ. Nó khơng đi kèm với nhu cầu phát sinh vốn thực tế và khơng có phƣơng án hỗ trợ sử dụng vốn hiệu quả nên có đến 86% hộ vay chƣa trả đƣợc nợ. Các hộ khơng nghèo có thể có các khoản vay giá trị lớn (lên đến 200.000.000 đồng) và linh động vào thời điểm cần thiết để đầu tƣ theo phƣơng án hoạch định cá nhân.

“…Ở đây 100 hộ dân thì phải có tới 50 hộ phải vào rừng. Nếu khơng thì làm sao sống nổi…”

5.1.4. Vốn vật chất

Hạn chế lớn nhất về hạ tầng là hệ thống điện lƣới chƣa bao phủ đƣợc hết vùng dân cƣ. Các hộ khơng nghèo đều có nguồn năng lƣợng hợp lí để sử dụng trong khi 36% hộ nghèo vẫn phải sử dụng acquy sạc điện. Đây là yếu tố gây trở ngại cho hoạt động sản xuất (bơm nƣớc), học tập và sinh hoạt tối thiểu (thắp sáng).

5.1.5. Vốn xã hội

Mạng lƣới hoạt động hiện tại ở địa phƣơng hồn tồn dựa trên cơ chế tự phát. Khơng có sự sắp xếp có tổ chức nào để hình thành mạng lƣới liên kết các hoạt động sản xuất kinh doanh và thƣơng mại chủ động. Tổ chức Hội ở địa phƣơng chỉ phát huy đƣợc vai trị hỗ trợ các khoản tài chính và trợ giúp vật chất nhỏ cho các hộ nghèo. Sự hỗ trợ giới hạn mang nhiều ý nghĩa tinh thần hơn là tạo cú hích giúp hộ vƣợt nghèo. Các hộ khơng nghèo có mạng lƣới xã hội tốt hơn khi chủ động tham gia ở hội kinh doanh bên ngoài để cùng chia sẻ kinh nghiệm làm ăn.

5.1.6. Ảnh hƣởng tƣơng tác giữa các loại nguồn vốn

Sự hạn chế về loại vốn này thƣờng sẽ làm giảm khả năng xây dựng hay hiệu suất sử dụng của loại vốn khác. Đánh giá nguồn lực vốn hiện có của các hộ nghèo và tìm hiểu quan hệ tƣơng tác giữa các loại tài sản là cơ sở của các tác động chính sách để hỗ trợ ngƣời dân. Mối quan hệ đƣợc trình bày trong Bảng 5.1 sau đây:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cải thiện sinh kế cho người dân trong yêu cầu bảo tồn tài nguyên tình huống nghiên cứu tại ấp 5, xã mã đà, huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai (Trang 51 - 59)