Khuyến nghị chính sách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cải thiện sinh kế cho người dân trong yêu cầu bảo tồn tài nguyên tình huống nghiên cứu tại ấp 5, xã mã đà, huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai (Trang 69 - 73)

CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

6.2. Khuyến nghị chính sách

Các khuyến nghị chính sách đƣợc đƣa ra nhằm mục tiêu cải thiện sinh kế cho ngƣời dân đáp ứng yêu cầu bảo tồn tài nguyên, giải quyết bài tốn về vấn đề mâu thuẫn chính sách giữa lợi ích cơng và lợi ích tƣ. Trong đó, việc hỗ trợ ngƣời dân đạt đƣợc những mục tiêu sinh kế đƣợc xác định là giải pháp căn cơ để có thể thực hiện cơng tác bảo tồn một cách hiệu quả. Dựa vào kết quả phân tích, nghiên cứu đƣa ra các khuyến nghị thay đổi về các nhóm chính sách sau:

(1) Nhóm chính sách về di dời

Đối với các dự án di dời, tái định cƣ nhằm mục đích bảo tồn thiên nhiên (là dự án không gắn liền với nguồn thu cụ thể), Nhà nƣớc cần ban hành quy định giới hạn khoảng thời gian tối đa cho mỗi dự án. Sau thời hạn quy định, nếu dự án chƣa triển khai thì ngƣời dân trong dự án phải đƣợc pháp luật bảo vệ tồn bộ lợi ích hợp pháp của mình nhƣ trƣớc khi thành lập khu bảo tồn.

Cơng tác di dời từ khi hình thành đến lúc hồn tất sẽ mất nhiều thời gian bao gồm cả độ trễ của chính sách. Để ngƣời dân có thể chủ động lựa chọn phƣơng thức ổn định cuộc sống và sản xuất trong thời gian này, UBND huyện Vĩnh Cửu có trách nhiệm minh bạch thơng tin quy hoạch về nội dung, tiến độ và các mốc thời gian dự kiến của dự án di dời cho ngƣời dân nắm rõ.

Để đảm bảo sinh kế các hộ phụ thuộc nghề nông, UBND tỉnh nên yêu cầu KBTTVĐ cắt thêm quỹ đất giáp ranh giao cho chính quyền xã để ổn định dân cƣ. Việc này giúp tăng tính khả thi của dự án tái định cƣ và hỗ trợ bảo tồn hiệu quả khu vực còn lại hơn là lựa chọn hiện tại của tỉnh.

Để đẩy nhanh tiến độ, tỉnh Đồng Nai cần ƣu tiên phƣơng án chỉ di dời 460 hộ vùng lõi và thực hiện di dời từng phần nhƣ đề xuất của ơng L.V.H - Phó phịng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Vĩnh Cửu khi trả lời phỏng vấn (Phụ lục 25.1). Việc di dời trƣớc tiên cần thực hiện đối với các hộ nghèo, sống phụ thuộc rừng. Họ là đối tƣợng dễ đạt đƣợc thỏa hiệp trong phƣơng án hỗ trợ. Các hộ nhiều đất đai, tài sản, có cơng việc sản xuất ổn định là đối

(2) Nhóm chính sách về bảo tồn

Đối với cộng đồng có đời sống kinh tế khó khăn và lệ thuộc tự nhiên thì rất khó để họ tự nhận thức đƣợc sự cấp thiết của công tác bảo vệ rừng. Chính vì vậy hoạt động tun truyền, giáo dục cho ngƣời dân về bảo vệ tài nguyên không thực hiện riêng lẻ mà cần kết hợp với hàng loạt chính sách hỗ trợ sinh kế.

Trong ngắn hạn, cơng tác bảo tồn phải rạch ròi giữa mục tiêu bảo vệ tài nguyên và hỗ trợ ngƣời dân để tránh tạo ra tác động nghịch nhƣ hiện tại, cụ thể:

Đối với các sản vật ngồi gỗ nhanh chóng tái tạo và cho sản phẩm theo mùa, KBTTVĐ cần tổ chức lực lƣợng giám sát để cho ngƣời dân khai thác để tránh lãng phí. Việc khai thác có kiểm sốt có thể giúp ngƣời dân gia tăng thu nhập trong thời gian chờ di dời, phát huy lợi ích kinh tế của rừng đặc dụng đồng thời giảm tình trạng khai thác sản vật quý hiếm của một bộ phận ngƣời dân khi gặp khó khăn.

Đối với nguồn tài nguyên quan trọng có nguy cơ tận diệt hoặc mất thời gian dài để phục hồi (các loại động thực vật nguy cấp quý hiếm, cây rừng lâu năm) cần gia tăng chế tài xử lí vi phạm để tạo thành hình mẫu răn đe. Giá trị thị trƣờng cao của các loại sản vật này trở thành nguồn lợi hấp dẫn đủ để làm thay đổi động cơ lựa chọn sinh kế của các hộ kể cả nghèo và khơng nghèo. Chính vì vậy, việc gia tăng mức phạt về tiền, tài sản, phƣơng tiện, con ngƣời và tăng xác suất bị xử phạt có thể triệt tiêu nguồn lợi do lựa chọn vi phạm mang lại. Điều đó giúp đạt đƣợc mục tiêu bảo tồn và thay đổi lựa chọn sinh kế của ngƣời dân sang các hành vi hợp pháp.

Trong dài hạn, UBND tỉnh có thể thực hiện thí điểm mơ hình đồng quản lí bằng cách giao khốn bảo vệ lâu dài rừng đặc dụng cho ngƣời dân nhƣ nghiên cứu của Tô Xuân Phúc và Trần Hữu Nghị (2014) đề xuất. Mơ hình này đã đƣợc áp dụng thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới (Phụ lục 28). Trƣờng hợp Vƣờn Quốc Gia Xuân Sơn - tỉnh Phú Thọ đã có dấu

hiệu thành cơng bƣớc đầu khi Ban Quản lí Vƣờn Quốc Gia giao khoán bảo vệ 8.700 ha rừng tự nhiên cho ngƣời dân và kết quả làm tăng độ che phủ rừng từ 56% lên 76% (2002 – 2010)8.

Về vấn đề phát triển hoạt động du lịch sinh thái, tỉnh cần thu hút doanh nghiệp tƣ nhân tham gia đầu tƣ khi KBTTVĐ không đủ nguồn lực để khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch ở đây9

. Mơ hình du lịch cộng đồng đƣợc tổ chức ở Vƣờn Quốc Gia Cát Tiên lân cận và các hƣớng dẫn xây dựng dự án du lịch sinh thái của IUCN (2008) có thể đƣợc ứng dụng để phát triển hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng tại địa phƣơng.

(3) Nhóm chính sách về hạ tầng

Trong q trình thực hiện di dời, khi chƣa có dự án cụ thể, ngƣời dân vẫn phải đƣợc hƣởng đầy đủ các quyền và tiện ích tối thiểu để chăm lo cho cuộc sống và sản xuất. Cụ thể:

Điện: Chính quyền địa phƣơng cần tiếp tục hỗ trợ cho ngƣời dân tiếp cận và sử dụng

điện lƣới quốc gia theo hình thức Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm. Hỗ trợ vay vốn đối với các hộ nghèo để họ có kinh phí cùng thực hiện với địa phƣơng.

Nước: KBTTVĐ có trách nhiệm xây dựng lại đƣờng mƣơng dẫn nƣớc cho các hộ dân

vì dự án Trung tâm Sinh thái đã gây ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống của họ.

Phương tiện công cộng: Để đáp ứng nhu cầu di chuyển đến trƣờng học, trạm xá, bệnh

viện và tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội khác ở trung tâm xã, chính quyền địa phƣơng cần tổ chức tuyến xe buýt có trợ giá cho ngƣời dân trong KBTTVĐ.

(4) Nhóm chính sách về giáo dục

Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động ngƣời dân về tầm quan trọng của việc cho trẻ em đi học theo phƣơng thức tác động đồng thời nhiều nhóm đối tƣợng nhƣ kinh nghiệm chia sẻ của chuyên viên tổ chức ILO. Mở rộng kí túc xá cho trẻ ở lại trƣờng. Thực hiện các hỗ trợ sinh kế và vay vốn đi kèm với cam kết cho trẻ em đến trƣờng.

(5) Nhóm chính sách về hỗ trợ sinh kế trực tiếp

Thay đổi cách thức trợ cấp cho ngƣời nghèo bằng các hỗ trợ có ràng buộc (cho trẻ đến trƣờng, duy trì tài sản sinh kế) để tránh tạo tâm lí ỷ lại và hình thành nên tác động ngƣợc. Khảo sát nhu cầu vốn đầu tƣ cần thiết và cung cấp các khoản tín dụng có quy mơ đủ lớn để đạt hiệu quả. Đối với các hộ chƣa hình thành phƣơng án đầu tƣ, địa phƣơng có thể áp dụng mơ hình tín dụng vi mơ theo kinh nghiệm của tổ chức SCJ tại Yên Bái (Nguyễn Đức Nhật và cộng sự, 2013) để cho vay vốn theo nhóm kèm với hỗ trợ kĩ thuật bƣớc đầu để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay.

Hƣớng dẫn các hộ trồng trọt chuyển đổi cây trồng từng phần để giảm rủi ro đền bù khi di dời. Hỗ trợ ngƣời dân thực hiện biện pháp ghép cành trên thân cũ để đƣa giống điều cao sản vào thân cây điều chủ sẵn có mà khơng cần đốn hạ cây (Phụ lục 29).

Hỗ trợ con giống cho các hộ phát triển chăn ni bị (bị lai Sind, bị lai Brahman) và dê (dê Bách Thảo, dê lai Boer), phát huy ƣu thế chăn nuôi gia súc lớn ở vùng địa hình cao (Vũ Thị Ngọc, 2012). Đây là các giống vật nuôi đƣợc chuyên gia của Trung tâm Khuyến nông Đồng Nai đề xuất vì đã kiểm nghiệm thực tế về khả năng thích nghi và năng suất ổn định, phù hợp với điều kiện địa phƣơng. Với nguồn thức ăn sẵn có từ lá cây rừng, việc chăn ni bị và dê khơng địi hỏi các hộ phải đầu tƣ vốn vào thức ăn công nghiệp nhƣ chăn nuôi gà, lợn. Chuồng trại cho bò và dê yêu cầu xây dựng đơn giản hơn các loại vật ni khác. Bị và dê ít gặp dịch bệnh, yêu cầu về kĩ thuật chăm sóc đơn giản, khơng cần đầu tƣ nhiều vốn và có thể sử dụng lao động giản đơn để chăn thả. Việc hỗ trợ con giống phải đi kèm với các cam kết không đƣợc mua bán, chuyển nhƣợng trƣớc thời hạn thu hoạch.

Tập huấn đan lát các sản phẩm thủ công cho lao động nữ nhàn rỗi từ nguồn nguyên liệu mây, tre trong rừng sản xuất của khu vực. Có thể phát triển sản phẩm ngành mây, tre theo mơ hình sinh kế dựa vào chuỗi giá trị của OXFAM với sản phẩm cây mây tại Nghệ An (Nguyễn Đức Nhật và cộng sự, 2013).

Hỗ trợ dạy nghề (sửa xe, cắt tóc, may…) cho thanh niên khơng đƣợc đến trƣờng. Tập trung vào các ngành nghề có thể ứng dụng, làm việc, tạo ra sản phẩm và tiêu thụ ngay sau khi học để ngƣời học nhìn thấy sự hữu ích và tạo tác động lan tỏa ra cộng đồng xung quanh.

Tổ chức mơ hình sản xuất theo nhóm trồng trọt, nhóm chăn ni cho một số hộ dân đã có kinh nghiệm làm việc cá nhân để các hộ hỗ trợ lẫn nhau về kĩ thuật, tăng khả năng thƣơng lƣợng, tiếp cận thị trƣờng để giảm chi phí đầu vào và đảm bảo nguồn tiêu thụ, ổn định giá sản phẩm đầu ra. Việc xây dựng nhóm bƣớc đầu cần có chính quyền địa phƣơng tham gia với vai trò tổ chức và dẫn dắt theo kinh nghiệm rút ra từ sự thất bại của các tổ chức nhóm trƣớc đó. Sự can thiệp này cũng đƣợc tác giả Nguyễn Xuân Vinh (2014) đề cập đến khi đề xuất mơ hình hợp tác xã trong nghiên cứu của mình. Bên cạnh đó, chun gia khuyến nơng cần theo sát q trình thực hiện của nhóm trong ít nhất một chu kì sản xuất đầu tiên để hỗ trợ kĩ thuật khi cần thiết. Theo mong muốn đƣợc khảo sát từ nhóm hộ dân, mơ hình thành cơng sẽ là điển hình cho các hộ khác tự noi theo học tập và nhân rộng ra cộng đồng xung quanh. Đây là mơ hình sản xuất có quy mô phù hợp với đặc điểm thiếu thốn nguồn lực tại địa phƣơng, khắc phục tình trạng thất bại của mơ hình hợp tác xã trƣớc đó.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cải thiện sinh kế cho người dân trong yêu cầu bảo tồn tài nguyên tình huống nghiên cứu tại ấp 5, xã mã đà, huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai (Trang 69 - 73)