Phân tích động cơ vi phạm từ tình huống minh họa của nhóm thợ săn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cải thiện sinh kế cho người dân trong yêu cầu bảo tồn tài nguyên tình huống nghiên cứu tại ấp 5, xã mã đà, huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai (Trang 102 - 106)

Việc phân tích động cơ hành vi dựa trên số liệu đƣợc cung cấp bởi nhóm hộ dân tham gia việc săn bắt, vận chuyển thú rừng. Tình huống phỏng vấn vào 19h ngày 28/05/2015 tại ấp 5, xã Mã Đà.

Đối với hoạt động vận chuyển và bn bán thịt rừng, lợi nhuận trung bình là 40% trên giá bán. Hoạt động vận chuyển diễn ra vào ban đêm và mỗi tuần có một chuyến. Theo kinh nghiệm hoạt động thực tế của ngƣời dân làm nghề, trong năm vừa qua đã bị phát hiện 5 lần, thiệt hại tiền hàng là 5.000.000 đồng/lần vì bỏ hàng để chạy thốt; 1 lần bị xử lí vi phạm và tịch thu xe máy, thiệt hại 20.000.000 đồng. Nếu tính ln cả phần thiệt hại, thu nhập từ hoạt động vi phạm này vào khoảng 47.000.000 đồng/năm, với thời gian lao động 52 ngày.

Cơng việc đi làm th có tiền cơng trung bình 180.000 đồng/ngày. Tối đa một lao động làm thuê đƣợc 20 ngày/tháng, trong khoảng thời gian 8 tháng/năm, sẽ có thu nhập 28.800.000 đồng/năm.

Công việc sửa xe cho thu nhập 165.000 đồng/ngày. Trong một năm lao động chuyên cần 360 ngày thì thu nhập có đƣợc là 59.400.000 đồng.

Trong q trình trao đổi, ngƣời dân đã đƣa ra những trƣờng hợp so sánh cụ thể về lựa chọn nghề rừng so với các nghề khác trong bảng sau:

Bảng mô tả thu nhập theo chiến lƣợc sinh kế lựa chọn

(Đơn vị: 1.000 đồng)

Phƣơng án sinh kế Buôn bán thịt rừng Làm thuê Sửa xe Kết cục Xác suất

Không bị phát hiện 2.000 88%

Bị phát hiện, bỏ chạy kịp, thiệt hại hàng hóa -5.000 10%

Bị phát hiện và bị xử phạt -20.000 2%

Thu nhập/ngày 904 180 165

Số ngày làm việc/năm (ngày) 52 160 360

Nếu so sánh giá trị lao động tạo ra và thời gian lao động cần thiết thì việc dựa vào tài nguyên rừng vẫn là lựa chọn hấp dẫn nhất.

Theo thông tin hộ dân ấp 5 cung cấp, tình huống vi phạm phải đóng các mức tiền phạt nêu trên xảy ra trong năm 2014. Tuy nhiên tài liệu ghi nhận vi phạm của Hạt Kiểm lâm KBTTVĐ khơng có trƣờng hợp vi phạm nào của ngƣời dân ấp 5 kể từ năm 2013. Ở đây có thể thấy xuất hiện dấu hiệu của việc xử lí vi phạm khơng chính thức hay tham nhũng từ lực lƣợng quản lí đối với hành vi vận chuyển, buôn bán thú rừng.

Việc ra quyết định của hộ dân vi phạm cũng có thể minh họa theo mơ hình lý thuyết trị chơi nhƣ trong bảng sau:

Ma trận lựa chọn hành vi của ngƣời dân và kiểm lâm theo lí thuyết trị chơi

(Đơn vị: 1.000 đồng)

Ngƣời dân

Vi phạm Không vi phạm Kiểm lâm Kiểm tra >= 0 (500); 904 0;0

Không kiểm tra 0; 1760 0;0

Dựa vào phân tích cho thấy ngƣời dân có chiến lƣợc tối ƣu là vi phạm, kiểm lâm có chiến lƣợc tối ƣu là kiểm tra. Và việc kiểm tra chỉ mang lại nguồn lợi khi ngƣời dân có vi phạm.

Hình ảnh thú rừng bị bắt và buôn bán do hộ dân làm nghề rừng cung cấp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cải thiện sinh kế cho người dân trong yêu cầu bảo tồn tài nguyên tình huống nghiên cứu tại ấp 5, xã mã đà, huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)