Sơ đồ quy trình đánh giá khả năng thu nhận gốc tự do DPPH

Một phần của tài liệu Khảo sát sự ảnh hưởng thời gian chín của vỏ chuối sứ (musa spp ABB cv pisang awak) đến hoạt tính chống oxy hóa, ức chế enzyme polyphenol oxidas (Trang 40 - 42)

Phần trăm khả năng thu nhận gốc tự do DPPH được tính theo cơng thức của Mannan và cộng sự (2017) như sau: (Md. Abdul Mannan và cộng sự, 2017)

I (%)=Ac− As

IC50 là nồng độ của mẫu cao ức chế 50% gốc tự do DPPH ở điều kiện xác định (Mạc Xuân Hòa và cộng sự, 2019). Với những mẫu cao trích có hoạt tính ức chế DPPH biến thiên tuyến tính với nồng độ cao trích (r2 ≥ 0,95), IC50 được nội suy từ đường thẳng có dạng phương trình tổng quát 𝑦 = 𝑎𝑥 + 𝑏 đi qua tất cả các điểm (với y là % ức chế DPPH và x là nồng độ cao trích). Với những mẫu cao trích có hoạt tính ức chế DPPH khơng biến thiên tuyến tính với nồng độ cao trích (r2 < 0,95), IC50 được nội suy tuyến tính giữa 2 nồng độ mà tại đó, nồng độ mẫu cao trích thể hiện khả năng ức chế trên và dưới 50% gốc tự do DPPH.

2.2.4.3. Phương pháp đánh giá năng lực khử trong cao trích vỏ chuối

Nguyên tắc: Quá trình khử Fe3+ thường được dùng để chỉ thị khả năng nhường electron của các chất chống oxy hóa như polyphenol. Trong thí nghiệm này, sự có mặt của các chất khử (chất chống oxy hoá) trong các mẫu sẽ khử Fe3+ thành Fe2+ bằng việc cho đi một điện tử. Phức hợp của Fe2+ hình thành được đo ở bước sóng 700 nm. Sự tăng độ hấp thụ tại bước sóng này cho thấy sự gia tăng về đặc tính khử của mẫu (Abbas Ali Dehpour và cộng sự, 2009).

Năng lực khử Fe3+ về Fe2+ của cao trích vỏ chuối được xác định theo phương pháp của Nayan và cộng sự (2013) với một số điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thí nghiệm. Cân 0,0100g cao trích vỏ chuối cho vào ống chiết thủy tinh có nắp. Thêm 9,99 mL nước cất và trộn đều bằng máy trộn vortex trong thời gian 30 giây. Pha loãng dung dịch cao trích bằng nước cất theo các nồng độ khác nhau (0,1; 0,5; 1,0 mg/mL). Lấy 1,0 mL dung dịch cao trích đã được pha lỗng ở trên phối trộn với 2,5 mL đệm phosphate 2,0 M (KH2PO4 – K2PSO4) có pH =6,6 và 2,5 mL potassium ferricyanide 1%. Hỗn hợp được đặt trong bể điều nhiệt ở 50oC trong 20 phút. Sau đó bổ sung thêm 2,5 mL TCA 10% và tiến hành ly tâm ở chế độ 2000 rpm/phút trong vòng 10 phút. Thu 2 mL lớp nổi lên phía trên của dung dịch mang phối trộn với 2 mL nước cất và 0,4 mL ferric chloride 0,1%. Tiến hành đo độ hấp thụ ở bước sóng 700 nm. Mẫu đối chứng ở mỗi nồng độ được làm tương tự nhưng thay dung dịch cao trích pha lỗng bằng nước cất với cùng thể tích (Nayan R. Bhalodia và cộng sự, 2013; P. Negi và cộng sự, 2005).

Cao trích vỏ chuối Phối trộn 1 Ủ Phối trộn 3 Phối trộn 2 Ly tâm Đệm phosphate K3[Fe(Cn)6] 1% TCA 10% Nước cất FeCl3 Kết quả Đo độ hấp thụ ở 700 nm

Một phần của tài liệu Khảo sát sự ảnh hưởng thời gian chín của vỏ chuối sứ (musa spp ABB cv pisang awak) đến hoạt tính chống oxy hóa, ức chế enzyme polyphenol oxidas (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)