IC50 trong các mẫu cao trích theo từng giai đoạn chín

Một phần của tài liệu Khảo sát sự ảnh hưởng thời gian chín của vỏ chuối sứ (musa spp ABB cv pisang awak) đến hoạt tính chống oxy hóa, ức chế enzyme polyphenol oxidas (Trang 52 - 54)

Phương pháp đánh giá khả năng ức chế gốc tự do DPPH là phương pháp phổ biến, đơn giản và nhanh chóng để nhận định khả năng chống oxy hóa của các chất và hợp chất. Phương pháp này phù hợp với mục đích sàng lọc trong nghiên cứu in vitro và có hơn 90% nghiên cứu về chất chống oxy hóa sử dụng (Joon-Kwan Moon và Takayuki Shibamoto, 2009). Phần trăm khả năng ức chế gốc tự do DPPH của các mẫu cao trích tại các nồng độ khác nhau được

các chất có khả năng nhường H+ như các hợp chất phenolic, các acid hữu cơ như acid ascorbic và nhóm acid hydroxycinnamic (Jean Billot và cộng sự, 2018). Đồng thời, sự thay đổi khả năng ức chế gốc tự do DPPH tỉ lệ thuận với chiều tăng của nồng độ cao trích. Điều này có thể được giải thích là do khi tăng nồng độ cao trích, hàm lượng các chất có khả năng nhường H+ trong cao trích tăng. Từ đó khiến cho khả năng ức chế gốc tự do của DPPH tăng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước đó của tác giả N. T. Dung và cộng sự (2011). (N. T. Dung và cộng s ự, 2011).

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, khi tăng nồng cao trích từ 50µg/mL lên 100µg/mL ở mẫu M1, khả năng ức chế gốc tự do DPPH khơng có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê. Điều này có thể được giải thích là do phản ứng giữa DPPH với gốc tự do là một phản ứng thuận nghịch. Khi nồng độ cao trích đủ lớn, hai phản ứng tạo DPPH-H theo chiều thuận của phương trình phản ứng và phân giải DPPH-H thành DPPH theo chiều nghịch của phương trình phản ứng xảy ra đồng thời. Tại thời điểm này, phương trình phản ứng đạt trạng thái cân bằng (V. Bondet và cộng sự, 1997; Dejian Huang và cộng sự, 2005).

IC50 là nồng độ của mẫu cao ức chế được 50% gốc tự do DPPH ở điều kiện xác định (Mạc Xuân Hòa và cộng sự, 2019). Giá trị IC50 của mẫu cao trích càng thấp thì hoạt tính chống oxy hóa của mẫu cao trích càng mạnh (C. M. M. Santos và A. M. S. Silva, 2020). Kết quả nghiên cứu cho thấy, IC50 của các mẫu cao trích vỏ chuối thay đổi theo xu hướng tăng dần từ mẫu M1 tới mẫu M4 và sau đó có xu hướng giảm ở những mẫu tiếp theo (hình 3.4). Mẫu M1 có IC50 thấp nhất là 17,29 µg/mL nên khả năng ức chế DPPH tốt nhất. Khả năng ức chế DPPH tăng lần lượt ở các mẫu M2 (IC50 = 43,56 µg/mL), M6 (IC50 = 49,66 µg/mL) và M5 (IC50 = 50,51 µg/mL). Cuối cùng mẫu M3 và M4 có IC50 là thấp nhất lần lượt là 69,46 µg/mL và 79,27 µg/mL, thể hiện khả năng ức chế DPPH yếu nhất. Theo Blois (1958), các mẫu có IC50 trong phép đo DPPH thấp hơn 50 µg/mL là mẫu có hoạt tính chống oxy hóa rất mạnh; IC50 từ 50µg/mL đến 100µg/mL là mẫu có hoạt tính chống oxy hóa mạnh; IC50 từ 101µg/mL đến 150µg/mL là mẫu có hoạt tính chống oxy hóa trung bình và mẫu có IC50 lớn hơn 150µg/mL là mẫu có hoạt tính chống oxy hóa thấp. Dựa vào sự phân loại hoạt tính chống oxy hóa của Blois (1958), các mẫu cao trích vỏ chuối M1, M6, M2 được xếp vào nhóm chất có hoạt tính chống oxy hóa rất mạnh. Mẫu M5, M3 và M4 được xếp vào nhóm chất có hoạt tính chống oxy hóa mạnh. Tuy nhiên, khả năng ức chế DPPH của các mẫu cao vỏ chuối thấp hơn nhiều so với mẫu đối chứng là acid gallic có IC50 = 5,62 µg/mL (phụ lục 3) và các nghiên cứu trước đó của Chanai Noysang và cộng sự (2019) khi nghiên cứu về khả năng ức chế DPPH của vỏ chuối giống Musa “Kluai Hom Thong”, Musa “Kluai Namwa” có IC50 lần

lượt là 3,25 µg/mL và 3,46 µg/mL. Nguyên nhân có thể là do giống chuối, mùa vụ, điều kiện canh tác và phương pháp xử lí mẫu (Hang T Vu và cộng sự, 2019). (Marsden S. Bloi s, 1958 ; Chanai Noysang và cộng sự, 2019)

Sự thay đổi giá trị IC50 về khả năng ức chế DPPH có cùng xu hướng với sự thay đổi hàm lượng TPC có trong mẫu cao trích (mục 3.1.2). Điều này có thể được giải thích là do cấu trúc phân tử của các hợp chất phenolic dễ dàng nhường H+ cho DPPH và chuyển thành trạng thái bền hơn (Stephanie Dudonne và cộng sự, 2009). Vì vậy, khi hàm lượng TPC trong mẫu cao trích tăng, giá trị IC50 giảm. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước đó trên giống chuối Musa sp. được trồng ở phía tây đảo Java, Indonesia trong nghiên cứu của

Fidrianny và Insanu (2018) và trong nghiên cứu của Shanthy Sundaram và cộng sự (2011) trên giống chuối Musa paradisica. Ngoài ra, trong nghiên cứu của Anna Gawron-Gzella và cộng sự (2012) cũng chỉ ra khả năng ức chế DPPH có cùng xu hướng với sự thay đổi hàm lượng TPC trong mẫu cao trích của lá cây mâm xơi. (I. Fidrianny, An ggraeni, N.A.S. và M. Insanu, 2018; Anna Gawron-Gzella và cộng sự, 2 012; S. Sundaram và cộng sự, 2 011)

3.1.4. Ảnh hưởng của các giai đoạn chín của chuối đến năng lực khử của cao trích

0.0 0.5 1.0 0.0 0.2 0.4 0.6 Nồng độ cao trích (mg/mL) Đ hấ p th tạ i b ư ớc s ón g 70 0 nm M1 M2 M3 M4 M5 M6

Một phần của tài liệu Khảo sát sự ảnh hưởng thời gian chín của vỏ chuối sứ (musa spp ABB cv pisang awak) đến hoạt tính chống oxy hóa, ức chế enzyme polyphenol oxidas (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)