Các nghiên cứu được thảo luận ở trên đã cung cấp các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa dịng tiền và hiệu quả tài chính, thơng qua việc so sánh hiệu quả tài chính của các cơng ty dựa trên so sánh các vị thế dòng tiền tương đối giữa chúng. Ngoại trừ nghiên cứu mới đây của Kroes và cộng sự (2014), các nghiên cứu còn lại vẫn chưa đi sâu tìm hiểu sự thay đổi các vị thế dịng tiền có thể tác động đến sự thay đổi trong hiệu quả tài chính của cơng ty. Nghĩa là, những nghiên cứu này vẫn còn sử dụng các thước đo tĩnh, chưa đề cập đến những vấn đề: Sự thay đổi (chênh lệch giữa hai kỳ) trong các thước đo dòng tiền tác động
đến những thay đổi hiệu quả tài chính; Tương tác này xảy ra là tức thời; Hoặc hiệu quả tài chính bị ảnh hưởng bởi các tương tác trước đó.
Hai trong số các nghiên cứu cịn lại phần nào đó xem xét bản chất năng động của quản lý dòng tiền đề cập mối quan hệ giữa những thay đổi ở các vị thế dòng tiền và các thước đo tĩnh hiệu quả tài chính. Ebben và cộng sự (2011) nghiên cứu mối liên hệ giữa những thay đổi hàng năm của CCC với những kết quả của
các thước đo tĩnh hiệu quả tài chính; và Garcia-Teruel và cộng sự (2007) kiểm tra sự vững mạnh của những phát hiện của họ bằng cách cho các thành phần dòng tiền trễ một kỳ duy nhất để kiểm tra tác động đến các thước đo tĩnh hiệu quả tài chính. Mặc dù hai nghiên cứu này bắt đầu khám phá những tương tác động của quản lý dòng tiền, song vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ nào trước đó xem xét các mối quan hệ giữa những thay đổi trong các thước đo dòng tiền và những thay đổi hiệu quả tài chính.
Mặc dù các nghiên cứu quản lý dòng tiền này chưa xem xét vấn đề từ góc nhìn động, song một vài nghiên cứu liên quan xem xét các tác động hiệu quả từ những thay đổi trong các vị thế hàng tồn kho trong một thời gian dài. Capkun và cộng sự (2009) nghiên cứu những thay đổi hàng tồn kho bằng cách sử dụng dữ liệu 26 năm và thấy rằng giảm tồn kho trong khoảng thời gian 1 năm dẫn đến một thu nhập và lợi nhuận cao hơn vào cuối năm (đề cập đến hiệu ứng trễ). Lieberman và cộng sự (1999) nghiên cứu mối quan hệ giữa hàng tồn kho và năng suất của các doanh nghiệp ô tô Nhật Bản và thấy rằng cắt giảm 10% công việc trong quá trình xử lý hàng tồn kho dẫn tới cải thiện 1% năng suất với độ trễ 1 năm (lưu ý rằng dữ liệu của họ được đo hằng năm và trên 4 năm).