Phân tích kết quả hồi quy mơ hình tổng hợp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cổ tức và sự chiếm đoạt từ các cổ đông kiểm soát, bằng chứng từ các công ty niêm yết ở việt nam (mô hình GEE generalized estimating equations) (Trang 48 - 52)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2.2. Phân tích kết quả hồi quy mơ hình tổng hợp

Kết quả hồi quy GEE hai mơ hình thước đo tổng hợp được trình bày ở Bảng 3.4. Các tham số hồi quy của phương trình (2) cho thấy, 03 biến trễ ΔCCCit-1, ΔCCCit-2 và ΔCCCit-3 đều có ý nghĩa thống kê và có tương quan ngược chiều với biến phụ thuộc ΔTobins_Qit. Kết quả này khơng ủng hộ hồn tồn giả thuyết H1C vì sự thay đổi trong CCC trong quý này không ngay lập tức tác động lên sự thay đổi hiệu quả tài chính mà tác động vào 03 quý tiếp theo. Trong nghiên cứu của Kroes và cộng sự (2014) thì giả thuyết H1C bị bác bỏ hồn tồn, vì kết quả hồi quy đã khơng tìm thấy mối tương quan giữa Chu kỳ luân chuyển tiền mặt và hiệu quả tài chính cơng ty.

BẢNG 3.4. Kết quả hồi quy GEE mơ hình tổng hợp (2) và (3) BIẾN GIẢI THÍCH (Independent variables) ΔCCC HỆ SỐ HỒI QUY (ĐỘ LỆCH CHUẪN) ΔOCC HỆ SỐ HỒI QUY (ĐỘ LỆCH CHUẪN) Hằng số .0425423 (.0181673) ** (.0181413) .041647 ** ΔCCCit -.00000938 (.0000145) ΔCCCit-1 -.0000458 (.0000151) *** ΔCCCit-2 -.0000322 (.0000175) * ΔCCCit-3 -.0000242 (.0000135) * ΔCCCit-4 -.0000182 (.0000111) ΔOCCit -.00000660 (.0000144) ΔOCCit-1 -.0000448 (.0000141) *** ΔOCCit-2 -.0000297 (.0000153) * ΔOCCit-3 -.0000204 (.0000125) ΔOCCit-4 -.0000155 (.00000961) LnSALE -.0017977 (.0014147) -.0017295 (.0014131) DEBT -.0556996 (.0273485) ** -.0553674 (.0274133) ** QIC/QICu 23.747 / 32.883 23.642 / 32.879

Nguồn : Tác giả tổng hợp dựa trên kết quả xử lý dữ liệu khảo sát trên phần mềm Stata IC/13

Kết quả hồi quy GEE của phương trình (3) trên Bảng 3.4 cũng cho thấy hai biến trễ ΔOCCit-1 và ΔOCCit-2 có mối tương quan ngược chiều ΔTobins_Qit với mức ý thống kê lần lượt là <1% và <10%. Như vậy, một sự sụt giảm Chu kỳ luân chuyển tiền mặt hoạt động ở quý này sẽ dẫn đến cải thiện hiệu quả tài chính vào quý sau và tác động này kéo dài đến hết quý kế tiếp. Kết quả này cũng khơng ủng hộ hồn tồn giả thuyết H1D vì sự thạy đổi của OCC ở quý này không ngay lập tức tác động lên hiệu quả tài chính.

So sánh với kết quả đã được tìm thấy trong nghiên cứu của Krose và cộng sự (2014) có thể thấy cả hai kết quả định lượng đều ủng hộ giả thuyết sự thay đổi các thước đo dịng tiền DSO, DIO và OCC có mối tương quan với sự thay đổi hiệu quả tài chính cơng ty và thước đo DPO khơng có mối tương quan với hiệu quả tài chính. Tuy nhiên thời điểm tác động, chiều tác động và duy trì tác động của các thước đo DSO, DIO và OCC lên thay đổi hiệu quả tài chính của cả hai kết quả hồi quy có chút khác biệt. Ngồi ra, kết quả hồi quy trong nghiên cứu này cho thấy sự thay đổi thước đo CCC cũng tác động lên hiệu quả tài chính cơng ty trái ngược hồn tồn với kết quả hồi quy của Kroes và cộng sự (2014). Đặc thù kinh tế và đặc điểm của các doanh nghiệp Việt Nam có lẽ nguyên nhân của sự khác biệt này. Chiều tác động của DIO không nằm trong dự đoán của giả thuyết nghiên cứu H1B, song điều này có thể lý giải được. Như đã thảo luận ở trên trong Chương 1 về sự phức tạp của mối quan hệ DIO và hiệu quả tài chính, việc rút ngắn DIO , giảm lượng hàng tồn kho có thể dẫn tới giảm dịch vụ khách hàng và cần phải có các chương trình quản lý hỗ trợ để đảm bảo việc sụt giảm hàng tồn kho tối ưu cải thiện được hiệu quả tài chính và khơng gây rủi ro cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vẫn đang trong giai đoạn phát triển về quy mô và tiếp cận trình độ năng lực quản lý tiên tiến của thế giới. Vì thế việc gia tăng hàng tồn kho ngay lập tức sẽ là một tín hiệu cho thấy dịch vụ khách hàng sẽ tốt hơn dẫn đến chỉ số Tobins_Q được cải thiện ngay lập tức. Nhưng sau sự gia tăng DIO của quý này không tiếp tục cải thiện hiệu quả tài

chính. Chi tiết sự khác biệt giữa kết quả hồi quy trong nghiên cứu này và nghiên cứu của Kroes và cộng sự (2014) thể hiện ở Bảng 3.5

BẢNG 3.5. So sánh kết quả hồi quy với nghiên cứu Kroes và cộng sự (2014)

GIẢ THUYẾT TƯƠNG ĐỒNG KHÁC BIỆT

H1A. Tương quan: ΔDSO ngược

chiều ΔTobins_Q.

Thời điểm tác động: ngay

lập tức.

Có duy trì tác động kéo dài đến các quý kế tiếp.

Ủng hộ hoàn toàn giả thuyết H1A.

Thời gian duy trì tác động: Kroes

và cộng sự (2014) cho thấy DSO duy trì tác động kéo dài 04 quý. Nghiên cứu này chỉ có 05 quý.

H1B. Thời điểm tác động: ngay

lập tức.

Tương quan: nghiên cứu này là

tương quan thuận chiều. Kroes và cộng sự (2014) tương quan nghịch chiều.

Thời gian duy trì tác động: Kroes

và cộng sự (2014) cho thấy DIO duy trì tác động trong 02 quý. Nghiên cứu này 01 quý.

H1C. Nghiên cứu này ủng hộ giả thuyết

H1C. Về mối tương quan, chiều tương quan và kéo dài tác động. Cịn Kroes và cộng sự (2014) bác bỏ hồn tồn giả thuyết H1C.

H1D. Tương quan: ΔOCC ngược

chiều ΔTobins_Q.

Có kéo dài tác động đến các kế tiếp.

Thời điểm tác động, thời gian duy trì tác động. Kroes và cộng sự

(2014) cho thấy ΔOCC tác động ngay lập tức lên ΔTobins_Q. và kéo dài trong 04 quý. Nghiên cứu này thì ΔOCC tác động trễ sau một quý và chỉ kéo dài tác động trong 02 quý.

Nguồn : Tác giả tổng hợp từ các kết quả hồi quy của nghiên cứu này và kết quả nghiên cứu của Kroes và cộng sự (2014)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cổ tức và sự chiếm đoạt từ các cổ đông kiểm soát, bằng chứng từ các công ty niêm yết ở việt nam (mô hình GEE generalized estimating equations) (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)