Phân tích thay đổi các thước đo dòng tiền và thay đổi hiệu quả tài chính cơng ty.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cổ tức và sự chiếm đoạt từ các cổ đông kiểm soát, bằng chứng từ các công ty niêm yết ở việt nam (mô hình GEE generalized estimating equations) (Trang 28 - 30)

theo từng quý (so với từng năm) cấp độ mẫu dọc của dữ liệu công ty;

 Vấn đề nội sinh mối quan hệ giữa những thay đổi theo quý ở các thước đo dịng tiền và hiệu quả tài chính cơng ty.

1.5.1. Phân tích thay đổi các thước đo dòng tiền và thay đổi hiệu quả tài chính cơng ty. chính cơng ty.

Để hiểu làm thế nào các quyết định quản lý dịng tiền có quan hệ đến những thay đổi hiệu quả tài chính của một doanh nghiệp, nghiên cứu này sẽ xem xét mối quan hệ giữa sự thay đổi các thước đo của dòng tiền và những

thay đổi trong hiệu quả tài chính doanh nghiệp theo thời gian. Các phân tích này sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc vào các chiến lược hiệu quả nhất mà các công ty có thể sử dụng để cải thiện hiệu quả tài chính thơng qua việc điều khiển các hoạt động luân chuyển dịng tiền. Đối với các nhân tố chính tác động đến dịng tiền, lý thuyết trước đây dự đốn rằng một DSO và DIO ngắn hơn sẽ dẫn đến đến hiệu quả tài chính cơng ty tốt hơn. Nghiên cứu này mở rộng luận điểm này và dự đoán sự sụt giảm DSO hoặc DIO trong một quý sẽ dẫn đến những cải thiện và duy trì sự cải thiện này thêm vài quý. Tương tự như vậy, nghiên cứu này cũng dự đoán sự sụt giảm CCC hoặc OCC trong một quý cũng sẽ cải thiện hiệu quả tài chính và duy trì thêm vài q kế tiếp.

Do các luận điểm trái ngược nhau về mối quan hệ giữa DPO và hiệu quả tài chính vừa trình bày ở trên và mới đây trong tài liệu nghiên cứu thực nghiệm của Kroes và cộng sự (2014) cho thấy những thay đổi trong DPO hàng quý không dẫn đến những thay đổi hiệu quả tài chính cơng ty sản xuất. Nên trong nghiên cứu này, cũng không đưa ra giả thuyết dự đoán về mối tương quan giữa DPO và hiệu quả tài chính. Song sẽ vẫn lưu ý đến kết quả hồi quy của DPO nhằm tìm hiểu có bất kỳ mối tương quan nào không giữa DPO và hiệu quả tài chính khi sử dụng bộ dữ liệu khảo sát là các công ty sản xuất tại Việt Nam.

Các tài liệu nghiên cứu trước cung cấp rất ít các hướng dẫn cho việc dự đoán khoảng thời gian của thay đổi hiệu quả tài chính từ những thay đổi trong dịng tiền của cơng ty. Hai nghiên cứu có liên quan nhất, Lieberman và cộng sự (1999) và Capkun và cộng sự. (2009) tìm thấy rằng những thay đổi trong hàng tồn kho dẫn đến những cải thiện hiệu quả tài chính ngay lập tức cho các cơng ty duy trì năm tiếp theo. Sử dụng các nghiên cứu này để xác định thời gian chính xác của hiệu ứng trễ với độ chính xác cao sẽ gặp trở ngại, vì các nghiên cứu này sử dụng dữ liệu hàng năm cho các phân tích của họ. Tuy nhiên, dựa trên những phát hiện của họ, có thể được dự đốn việc giảm DIO sẽ tương ứng với những cải thiện ngay lập tức hiệu quả tài chính cơng ty và sẽ duy trì

cho đến một năm. Tương tự như vậy, những thay đổi trong thước đo thành phần DSO, DPO và thước đo tổng hợp CCC, OCC có tác động tương tự về khả năng thanh khoản và hiệu quả tài chính giống như DIO. Điều này kỳ vọng những thay đổi trong các biến này tương ứng với những cải thiện hiệu quả tài chính ngay lập tức và sẽ duy trì cho đến một năm. Qua các thảo luận và phân tích ở trên, các giả thuyết về mối quan hệ giữa các thước đo dòng tiền và hiệu quả tài chính được dự đốn như sau :

H1A. Sự sụt giảm (hay sự gia tăng) Kỳ luân chuyển khoản phải thu

(DSO- Days of Sales Outstanding) làm tăng (giảm) hiệu quả tài chính cơng ty ngay lập tức và tiếp tục duy trì tác động đến các quý kế tiếp trong phạm vi một năm?

H1B. Sự sụt giảm (hay sự gia tăng) Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (DIO-

Days of Inventory Outstanding) làm tăng (giảm) hiệu quả tài chính cơng ty

ngay lập tức và tiếp tục duy trì tác động đến các quý kế tiếp trong phạm vi một năm?

H1C. Sự sụt giảm (hay sự gia tăng) Chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC-

Cash Conversion Cycle) làm tăng (giảm) hiệu quả tài chính ngay lập tức

và tiếp tục duy trì tác động đến các quý kế tiếp trong phạm vi một năm?

H1D. Sự sụt giảm (hay sự gia tăng) Chu kỳ tiền mặt hoạt động (OCC- Operating Cash Cycle) làm tăng (giảm) hiệu quả tài chính ngay lập tức và

tiếp tục duy trì tác động đến các quý kế tiếp trong phạm vi một năm?

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cổ tức và sự chiếm đoạt từ các cổ đông kiểm soát, bằng chứng từ các công ty niêm yết ở việt nam (mô hình GEE generalized estimating equations) (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)