HÀM Ý CHO NHÀ QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cổ tức và sự chiếm đoạt từ các cổ đông kiểm soát, bằng chứng từ các công ty niêm yết ở việt nam (mô hình GEE generalized estimating equations) (Trang 65 - 66)

Bài nghiên cứu mang nhiều hàm ý cho các nhà quản lý, đứng trước bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới chưa có dấu hiệu hồi phục và cịn tiềm ẩn nhiều biến động. Sự cạnh tranh ngày một tăng từ sự hội nhập kinh tế, buộc các doanh nghiệp luôn phải vận động không ngừng để tồn tại, trụ vững và phát triển nhằm gia tăng giá trị doanh nghiệp. Cải thiện hiệu quả tài chính từ việc điều chỉnh sách quản lý dịng tiền cũng khơng ngồi mục đích này. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy tác động của Chu kỳ luân chuyển khoản phải thu (DSO) nhằm cải thiện hiệu quả tài chính là thước đo duy trì được sự tác động dài nhất lên sự cải thiện chỉ tiêu Tobins_Q. Vì thế, nếu được chọn lựa giữa rất nhiều các quyết định quản lý dịng tiền, thì chắc chắn các quyết định giúp rút ngắn DSO mà không ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh khác chắc chắn sẽ được ưu tiên thực hiện. Tuy nhiên, việc lựa chọn thực hiện chính sách tác động vào thước đo nào tùy thuộc còn vào đặc trưng của lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động, khả năng tài chính và kỹ năng của từng nhà quản lý. Việc kết hợp hài hịa giữa các chính sách quản lý dịng tiền với các hoạt động quản trị khác nhằm cải thiện tối ưu hiệu quả tài chính, nâng cao giá trị doanh nghiệp ln được sự quan tâm của các nhà quản lý. Nghiên cứu này đã bổ sung thêm một bằng chứng thực nghiệm đặc thù và quan trọng về quản lý dòng tiền theo quan điểm động tại Việt Nam và nhấn mạnh tầm quan trọng của chính sách quản lý dịng tiền đối với sự tồn vong, hiệu quả tài chính và giá trị

doanh nghiệp. Đồng thời cũng hàm ý rằng khi thực hiện các chính sách, hoạt động quản trị khác các nhà quản lý cần xét đến khả năng các chính sách này có tác động thế nào đến các thước đo dịng tiền? Tiêu cực hay tích cực? để tránh các tác động tiêu cực lên hiệu quả tài chính có thể có từ sự thay đổi các thước đo dòng tiền khiến hiệu quả tài chính thay đổi khơng như mong muốn. Nếu như thực hiện một chính sách nhằm hỗ trợ bán hàng nhằm hướng tới việc gia tăng doanh thu, cải thiện các chỉ tiêu tài chính, gia tăng lợi nhuận, cải thiện Tobins_Q. Nhưng phải xét đến khả năng khi gia tăng doanh thu chắc chắn khoản phải thu sẽ gia tăng, nhưng nếu xảy ra tình huống tốc độ gia tăng các khoản phải thu nhanh hơn tốc độ gia tăng doanh thu điều này sẽ dẫn đến DSO dài hơn nghĩa là ta sẽ có Tobins_Q tụt giảm. Bên cạnh đó, nếu gia tăng doanh thu nhưng năng lực sản xuất không đáp ứng dẫn đến sụt giảm hàng tồn kho, sụt giảm DIO cũng khiến Tobins_Q tụt giảm. Do vậy, khi thực hiện chính sách gia tăng doanh thu phải xét đến chính sách này sẽ tác động thế nào lên sự thay đổi các thước đo dòng tiền của doanh nghiệp (trong trường hợp này có thể tác động lên cả DSO và DIO) để xây dựng một chính sách quản trị bán hàng phù hợp với năng lực sản xuất, gia tăng được hiệu quả tài chính doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cổ tức và sự chiếm đoạt từ các cổ đông kiểm soát, bằng chứng từ các công ty niêm yết ở việt nam (mô hình GEE generalized estimating equations) (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)