Một nghiên cứu trước đó đã đặt vấn đề nội sinh có thể xảy ra trong mối quan hệ giữa quản lý dịng tiền và hiệu quả tài chính. Deloof (2003) đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu về sự không chắc chắn của mối quan hệ giữa quản lý dòng tiền và hiệu quả tài chính cơng ty, khi ơng đề xuất rằng những thay đổi trong hiệu quả tài chính của một cơng ty có thể dẫn đến thay đổi ở các vị thế dịng tiền của cơng ty. Cụ thể [trên trang 584], ông cho rằng suy giảm khả năng sinh lời có thể là kết quả của doanh số bán hàng thấp hơn, mà điều này có thể gây ra một sự tích tụ của hàng tồn kho, và khách hàng có thể "... muốn có thêm thời gian để
đánh giá chất lượng của sản phẩm mà họ mua từ các cơng ty có lợi nhuận suy giảm.". Deloof (2003) cũng thừa nhận rằng tại sao khoản phải trả dài hơn có liên
quan tiêu cực với khả năng sinh lời, có thể đây là các doanh nghiệp ít lợi nhuận hơn, nên đơn giản là cần thêm thời gian để thanh tốn các hóa đơn của họ.
Để kiểm tra hiện tượng nội sinh thông qua kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa chính sách quản lý dịng tiền và hiệu quả tài chính. Tuy khơng thể chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa các biến trễ trong một mẫu chuỗi dọc theo thời gian bằng cách sử dụng phương pháp thống kê như các kiểm định quan hệ nhân quả Granger, song có thể mượn sự hỗ trợ bổ sung từ những suy luận nhân quả của Hult và cộng sự (2008). Đó là tiến hành việc kiểm định quan hệ nhân quả Granger, giữa các giá trị trễ của một biến (X) có thể giải thích được cho giá trị hiện tại của một biến thứ hai (Y) hay không và ngược lại nếu các giá trị trễ của biến thứ hai (Y) có thể giải thích được cho biến hiện tại của biến đầu tiền (X) hay không. Nếu một biến (X) được cho là "có mối quan hệ nhân quả Granger" với một biến khác (Y) nếu giá trị trễ của X giải thích được cho Y, và các giá trị trễ của Y khơng giải thích được cho X (Granger, 1969).